Bổ nhiệm tân CEO, Nokia tham vọng bảo toàn vị trí tiên phong phát triển mạng 5G

04/03/2020 11:21 GMT+7
Nokia vừa giới thiệu tân CEO hôm 3/3 nhằm phục vụ kế hoạch phát triển của công ty này. Thay đổi nhân sự xuất phát từ tình trạng thiếu hụt đầu tư và quản lý khi tập đoàn viễn thông hàng đầu Phần Lan này thất bại trong việc chi phối mạng lưới di động 5G trên toàn thế giới.
Bổ nhiệm tân CEO, Nokia tham vọng bảo toàn vị trí tiên phong phát triển mạng 5G - Ảnh 1.

Nokia tham vọng vượt mặt Huawei trở thành nhà tiên phong trên thị trường mạng 5G

Nokia đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục các cổ đông về khả năng vượt lên của mình với các đối thủ chính là Ericsson và Huawei. Điều này trái với sự tự tin trước đó về tiềm năng lợi nhuận lớn từ thị trường mạng 5G sau khi mạng lưới băng thông rộng với tốc độ đường truyền siêu nhanh được phát triển theo sau khi công ty này mua lại Alcatel-Lucent vào năm 2015. Vụ mua bán được kì vọng có thể tạo nên bước đột phá sản xuất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bao gồm các công cụ phục vụ cho 5G và băng thông rộng.

Sự bổ nhiệm tân CEO Nokia đến trong thời điểm Huawei hiện đang phải chịu sức ép trước việc Mỹ muốn các công ty Trung Quốc ngưng hoạt động ở thị trường phương Tây, điều này khiến nhiều quốc gia ngưng sử dụng các công cụ được sản xuất bởi Huawei, hay như trường hợp của Anh- giới hạn sử dụng một số thiết bị viễn thông cốt lõi. Trong khi đó, đối thủ còn lại của Nokia là Ericsson đang đối mặt với vụ bê bối mới gây ảnh hưởng đến hình ảnh công ty này khi được cho rằng đã trả hơn 1 tỷ USD nhằm che đậy dấu vết các hoạt động bất hợp pháp và hối lộ ở những quốc gia khác.

Tuy nhiên, Nokia cũng không có nền tảng quá tươi sáng khi cổ phiếu công ty này giảm hơn 1/3 trong năm 2019, xuất phát từ chất lượng không ổn định của các sản phẩm. Vào tháng 10, công ty này đã cắt giảm mức dự báo doanh thu trong năm, mà theo Nokia là do cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường viễn thông và chi phí khổng lồ trong việc thiết lập mạng lưới 5G. Hệ quả là Rajeev Suri, giám đốc quản lý kể từ 2014 bị thay thế bởi Pekka Lundmark, người bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông từ đầu những năm 2000 ở Nokia trước khi rời khỏi đó để tiếp tục phát triển các công ty điện tử như Konecranes và rồi Fortum. Ông này được đánh giá cao bởi kinh nghiệm phân tích mạnh và khả năng tập trung vào cả giá trị chiến lược cũng như đàu tư. Ông Lundmark cho rằng công ty Nokia hiện nay không hề giống với công ty Nokia nơi ông từng làm việc trước đó, và tiềm năng của công ty này sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. 

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nhận định ông Lundmark nên được chỉ định là giám đốc điều hành thay cho ông Suri ngay từ năm 2014 khi Nokia quyết định bán mảng sản xuất điện thoại cho Microsoft và tập trung vào công cụ đường truyền viễn thông. Ông Lundmark hiện được giới đầu tư đánh giá cao, ngược lại ông Suri có nhiều động thái đặt dấu hỏi bằng việc quyết định hàng loạt thương vụ nhằm cải tổ công ty này.

Tham vọng của ông này trong việc mua lại Siemens và Alcatel-Lucent được kì vọng biến Nokia trở thành tập đoàn công cụ viễn thông lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Huawei. Nhưng các nhà phân tích kinh tế và giám đốc điều hành trước đó chỉ ra khó khăn hiện Nokia đang phải đối mặt, nhất là sự phức tạp và khó hòa nhập giữa việc kinh doanh của ba công ty Nokia, Siemens và Alcatel- Lucent trong giai đoạn 5G đang ngày càng được phát triển và mở rộng. John Delaney, chuyên gia phân tích từ IDC, cho rằng sự sát nhập của Nokia và Alcatel -Lucent hiện đang gặp vấn đề lớn trong việc quản lý hoạt động. Bên cạnh đó, có quá nhiều sự thỏa hiệp trong phi vụ này. Điều này khiến Nokia không thể tập trung làm những việc cần làm để trở thành tiên phong trong thị trường công nghệ 5G.

Nokia cũng đồng thời đang phải đối mặt với những vấn đề kĩ thuật với nhiều sản phẩm 5G của mình. Lợi nhuận được dự đoán 4 tháng trước đó khiến giới đầu tư e dè, nhưng chủ tịch Risto Siilasmaa khẳng định tập đoàn này sẽ sửa đổi hầu hết các vấn đề hiện có và nhanh chóng tăng tốc trên đường đua 5G. Ông này tin rằng năm 2021 sẽ là thời kì đỉnh cao và khẳng định vị trí dẫn đầu của Nokia.

Chuyên gia phân tích từ Liberum Janardan Menon dự đoán rằng phải đến năm 2022, doanh thu của Nokia mới có thể quay trở lại trạng thái khả quan. Ông này cho rằng công ty Nokia vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn phía trước, thậm chí nếu Mỹ thực sự triển khai kế hoạch mua lại cổ phần hay hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ thương thảo với Nokia, tuy nhiên, kế hoạch này có thể giúp vị trí của Nokia dễ lọt vào mắt xanh của giới đầu tư hơn. Ông Siilasmaa nhấn mạnh rằng Nokia hiện không cân nhắc các lựa chọn chiến lược nêu trên nhưng điều này có thể thay đổi khi ông Lundmark lên nắm quyền quản lý vào tháng 9 năm nay.

Vân Anh
Cùng chuyên mục