PV: Thưa ông, trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân sử dụng bóng cười tại bệnh viện tâm thần, suốt nhiều năm qua, ông thấy: Hậu quả của bóng cười lên các bệnh nhân là như thế nào?

PGS.TS.BS Tô Thanh PhươngCác cháu sử dụng bóng cười phải gánh chịu hậu quả rất nặng nề. Có những cháu kể, mỗi ngày hút đến 2-3 chục quả để tìm đến sự phấn khích. Sau một thời gian hút nhiều thì bị các triệu chứng như: Tê bì tay chân, tê các ngón chân, tê đến gót chân. 

Tôi điều trị cho nhiều bệnh nhân bị trầm cảm, không kiểm soát được hành vi của mình nữa. Ví dụ là cháu nghiện đánh bạc trên mạng, sau quá trình hút mỗi ngày 2-3 chục quả, người cháu rơi vào trạng thái đờ đẫn, lúc như người mất hồn, có lần cháu bị các đối tượng lột mất tới 2 tỷ đồng.

Giai đoạn đầu tiên, bóng cười kích thích hưng phấn, đánh lừa cảm giác, cho họ cảm thấy "khoan khoái dễ chịu"; nhưng sau đó là đến giai đoạn ức chế và tàn phá cơ thể, tàn phá hệ thần kinh một cách cực kỳ nguy hiểm. 

PV: Ông có nghĩ là giới trẻ và các bậc phụ huynh, đôi khi, vì không biết một cách đầy đủ về hậu quả quá khủng khiếp của việc sử dụng bóng cười (như đã nói ở trên) - nên họ chưa thật sự đề phòng?

PGS.TS.BS Tô Thanh PhươngNguy hiểm ở chỗ bóng cười này đang được sử dụng rất tràn lan, trào lưu các cháu thanh niên thiếu niên sử dụng trong các tụ điểm ăn chơi là… tương đối phổ biến. Khi đi chơi bóng cười, họ phải hút nhiều "quả" cùng lúc. 

Rồi dễ dàng dẫn đến những cơn choáng, ngất, trụy tim mạch, có những người bị sốc là vì nồng độ ô xít ni tơ quá nhiều trong cơ thể. Điều này có thể nguy hiểm cho tính mạng. Về lâu dài, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng về rối loạn tâm thần, dẫn tới hoang tưởng ảo giác. 

Nhiều cháu cho biết liên tục nhìn thấy ma quỷ, rồi thấy tiếng người nói trong đầu, luôn sợ hãi, phải liên tục… phòng thủ, thậm chí tấn công người khác hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu vì sợ người khác đến bắt mình!

Tôi đã điều trị nhiều cháu truỵ tim mạch, hoang tưởng ảo giác vì bóng cười - Ảnh 1.

PV: Những bệnh nhân mà ông chữa trị kia, lúc ấy và sau này, họ đã nghĩ gì khi sử dụng bóng cười?

PGS.TS.BS Tô Thanh PhươngĐầu tiên, các cháu bảo: hễ tụ bạ rồi hứng lên là a dua nhau đi hút bóng cười. Hút một tí đã cảm thấy khoan khoái dễ chịu, rồi "nghiện". Mà bóng cười đang trong lộ trình (chứ chưa cho vào) trở thành nhóm của chất gây nghiện, nên các cháu đi tìm mua không hề khó. Người ta chưa xếp nó vào một dạng ma túy, điều đó thật sự rất tai hại. Các cháu hút nhiều nên bị nhiễm độc. Khi mà nhiễm độc thì sinh rất nhiều các triệu chứng của rối loạn tâm thần nguy hiểm.

Tôi đã điều trị nhiều cháu truỵ tim mạch, hoang tưởng ảo giác vì bóng cười - Ảnh 2.


PGS.TS.BS TÔ THANH PHƯƠNG

Ông Tô Thanh Phương nhấn mạnh: Tốt nhất, Nhà nước phải có các biện pháp ngăn chặn, cấm tuyệt đối việc sử dụng khí N2O (bơm vào thành bóng cười) này trong giải trí. Vì nó làm băng hoại đạo đức trong một bộ phận giới trẻ. Vì các chứng hoang tưởng ảo giác bóng cười gây ra cho người sử dụng. 

Tôi đã điều trị, nghiên cứu về các nạn nhân, họ tấn công, gây ra các vụ án kinh hoàng, thậm chí vác dao tấn công cả bố mẹ đẻ của mình. Các cơ quan quản lý nhà nước, các vị lãnh đạo phải thấu hiểu được các tác hại khủng khiếp của bóng cười và những chất tương tự - nhất là khi nó bị buông lỏng quản lý như các phóng sự mà nhà báo vừa mô tả, chứng thực, điều tra.

Phải quản lý thật chặt chất N2O. Theo tôi là phải cấm triệt để, chỉ cho các cơ quan nào được phép sử dụng (trong y tế và trong công nghiệp chẳng hạn) thôi. Nếu phát hiện các vi phạm trên đường đi vận chuyển, trong tổ chức cho giới trẻ hút hít (giải trí) là điều tra và áp dụng các quy định nghiêm khắc để xử lý hình sự, không chỉ là phạt tiền. 

Việc kinh doanh bóng cười này đem lại siêu lợi nhuận cho không ít đối tượng. Cơ quan chức năng phạt một bình khí bơm bóng (khi bị xử lý vì vi phạm) với số tiền 5 triệu đồng; trong khi việc bán một vài bình đã cho họ lợi nhuận lên tới 70 - 80 triệu đồng. Thế thì họ sẵn sàng chịu phạt để tiếp tục làm điều càn quấy. 

Theo tôi, tốt nhất cần đưa vào khung xử lý hình sự, tôi nghĩ đã phạt phải phạt "tù lâu năm", xếp họ vào loại án phạt không cho ra trước hạn. Quản lý chặt, tránh việc họ đi tù một vài năm, ra tù lại ngựa quen đường cũ. Những đối tượng này, theo tôi nghĩ, gây tổn hại cho xã hội rất lớn, đã phạt thì phạt thật nặng để làm gương. 

PV: Ông có thể kể (một cách phiếm chỉ viết tắt tên thôi cũng được, vì ông muốn bảo đảm bí mật cho bệnh nhân) về tác hại hết sức nguy hiểm của bóng cười với bệnh nhân mà ông mới điều trị?

PGS.TS.BS Tô Thanh PhươngCó một cháu còn trẻ tuổi, ngày chơi bời cùng các bạn đồng nghiệp, tối cũng đi các cái quán bar. Bắt đầu hút bóng cười, đầu tiên thì cũng hút rất ít thôi. Ít lâu sau, cháu bị nghiện cái cảm giác "hưng phấn bầy đàn đó". Đua đòi, thích thể hiện ta đây sành điệu, tay chơi, con nhà giàu. Hút nhiều sau đấy là nghiện, mỗi lần hút 20 - 30 quả. 

Cuối cùng là dẫn đến cháu bị mất dần nhận thức, không còn biết được những cái hành vi của mình đang làm nữa. Cậu bé đẹp trai, "Tây học" ngày nào, giờ suốt ngày cứ ngơ ngẩn. Bố mẹ cứ phải chăm sóc từng bước đi, từng miếng ăn giấc ngủ cho cậu ta, như một kẻ tàn phế.

Bố cháu có quen tôi. Ông quá đau buồn, gọi tôi nhờ giúp đỡ. Tôi đã điều trị cho cậu bé kia theo liệu trình của bệnh tâm thần, với chứng trầm cảm và hoang tưởng ảo giác. Điều trị rất lâu sau bệnh mới lui.

Nhưng mà một lần đi công tác xa nhà, cháu lại bị rủ rê, lại đi qua cái khu có mùi chất kích thích kia, lại lao vào. "Thổi" vài quả bóng cười, cậu bé đã rất nhanh bị mất kiểm soát (tái nghiện). Lại đi đánh bạc, lại thua thêm vài tỷ đồng, vì đánh bạc trong vô thức mà. 

Trước đấy là tôi đã cảnh báo với phụ huynh cháu và cháu rất nhiều lần là: cháu đã dứt bệnh, từ nay, tuyệt đối không được đến các tụ điểm ăn chơi hút bóng cười (và dùng ma tuý khác) kia nữa. Vào đó, gặp lại mùi cũ, cảnh cũ rất dễ tái nghiện. Và khi đã rơi hoang tưởng ảo giác thì hầu hết bệnh nhân bị trầm cảm. Từ đó, quy trình điều trị có thể kéo dài nhiều năm và thậm chí là suốt cả cuộc đời. Họ đã phải trả cái giá rất lớn, quá đau lòng! 

Tôi đã điều trị nhiều cháu truỵ tim mạch, hoang tưởng ảo giác vì bóng cười - Ảnh 3.

Tôi đã điều trị nhiều cháu truỵ tim mạch, hoang tưởng ảo giác vì bóng cười - Ảnh 4.

PV: Ông đã không ít lần tỏ ra ít nhiều thất vọng, mệt mỏi về cái việc chúng ta quá chậm trễ, thiếu nghiêm khắc trong việc kiểm soát, ngăn chặn đại họa mang tên bóng cười?

PGS.TS.BS Tô Thanh PhươngĐiều này tôi cũng cảnh báo quá nhiều rồi mà chưa hiệu quả, tôi rất buồn và lo.

 Các nhà báo phải làm sao nói một cách trung thực và quyết liệt, để Quốc hội và cơ quan cấp cao, để cả xã hội cùng nhìn thẳng và thấy được sự thật: bóng cười (và ma tuý tương tự) đã làm băng hoại đạo đức của lớp trẻ. Xã hội cần thế hệ trẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nếu họ cứ sa đà vào tệ nạn xã hội như vậy thì sẽ ra sao? Cho nên, xử lý tệ nạn này, các đối tượng "đầu độc giới trẻ" này, là phải nghiêm, thật nghiêm khắc ngay từ bây giờ. Chế tài nào chưa "xứng tầm" so với thực tế phải bổ sung ngay.

Tôi rất sợ, ta nỗ lực cấm được bóng cười, mai kia chúng nó đầu độc giới trẻ bằng dạng khác với tên gọi khác chẳng hạn. Quy định cần chặt chẽ và bao hàm để làm căn cứ xử lý triệt để vấn đề về lâu dài. 

PV: Trong quá trình điều tra, chúng tôi thấy các biểu hiện đau lòng của việc phụ nữ trẻ "chơi bóng cười" rồi gặp hiểm hoạ từ lối sống thác loạn, bị lạm dụng, tình dục tập thể, bỏ nhà đi hoang, mang thai ngoài ý muốn, lây lan bệnh tật… Ông đã nhiều năm phụ trách khoa điều trị cho bệnh nhân cấp tính nữ của Bệnh viện Tâm thần TƯ, ông thấy những bệnh nhân nữ lạm dụng bóng cười, đã phải gánh chịu hậu quả cụ thể như thế nào? 

PGS.TS.BS Tô Thanh PhươngKhi sử dụng chất này thì mọi người đều cơ bản… có trạng thái rất bê tha. Nhiều bệnh nhân nữ bị hưởng đến quá trình mang thai và con cái của họ, với di chứng rất nặng nề. Có những thai nhi bị dị tật, buộc phải bỏ thai đi, những chất độc hại đó đã làm biến đổi cả gene của những đứa trẻ.  

Ở đây đặt ra bài toán trong quản lý.

Ở khu vực nào, ai quản lý, nếu xảy tụ điểm sử dụng bóng cười trái phép, thác loạn, thì phải có người chịu trách nhiệm một cách nghiêm túc. Đó là góc độ về quản lý nhà nước. Góc độ gia đình thì bố mẹ phải kiểm soát những đứa con, thấy chúng có biểu hiện bất thường, phải gần gũi trao đổi, thậm chí "điều tra", theo dõi xem sao; chứ đừng cả tin, "cháu nó ngoan lắm" rồi sau này… chết đứng. Tôi đã gặp nhiều trường hợp như thế rồi. Nhiều cháu hư, rồi không có tiền hút hít, lại thêm bị ảo giác do chất kích thích, đã làm các việc phạm pháp, tàn ác, tàn ác với cả người thân!

PV: Chân thành cảm ơn PGS và cuộc trao đổi tâm huyết.


Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem