Bóng tối bao trùm cổ phiếu ngành chip Trung Quốc do hạn chế xuất khẩu của Mỹ

Huỳnh Dũng Thứ ba, ngày 11/10/2022 10:42 AM (GMT+7)
Giá cổ phiếu của một loạt công ty chip Trung Quốc và Mỹ giảm mạnh, sau khi Mỹ kêu gọi các biện pháp hạn chế mới đối với công nghệ cao cấp.
Bình luận 0

Theo đó, cổ phiếu của một số công ty chip Trung Quốc đã giảm tới 20% vào hôm 10/10, sau khi Mỹ công bố các biện pháp kiềm chế khó khăn nhất cho tham vọng công nghệ của Bắc Kinh.

Ở đây, các công ty Trung Quốc từ nhà sản xuất thiết bị và vật liệu bán dẫn đến nhà phát triển chip AI đang chuẩn bị cho tác động của các quy tắc mới vừa được công bố vào cuối tuần trước, bao gồm hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc, cũng như hạn chế đối với các công ty Mỹ, đối tác Mỹ cung cấp hỗ trợ cho sự phát triển chip cây nhà lá vườn của Trung Quốc.

Cổ phiếu loạt công ty chip giảm mạnh sau khi Mỹ kêu gọi các biện pháp hạn chế mới đối với công nghệ cao cấp. Ảnh: @AFP.

Cổ phiếu loạt công ty chip giảm mạnh sau khi Mỹ kêu gọi các biện pháp hạn chế mới đối với công nghệ cao cấp. Ảnh: @AFP.

Hôm 10/10, cổ phiếu của nhà sản xuất thiết bị chip hàng đầu trong nước Naura Technology Group đóng cửa ở mức giảm 10%, trong khi cổ phiếu của công ty đồng hương Hwatsing Technology đóng cửa phiên trong ngày với mức giảm hơn 17%, sau khi có thời điểm giá cổ phiếu giảm tới khoảng 20% trước phiên đóng cửa cùng ngày. Còn cổ phiếu của Advanced Micro-Fabrication Equipment (AMEC), một nhà sản xuất công cụ chip khác, đóng cửa ở mức giảm giá trị gần 20%.

Với nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, Semiconductor Manufacturing International Corporation,  giá cổ phiếu đã giao dịch với mức giảm hơn 3% vào chiều ngày 10/10 tại Hồng Kông, trong bối cảnh thị trường bán tháo rộng rãi hơn.

Trong khi đó, cổ phiếu công ty Hua Hong Semiconductor giảm khoảng 9%, trong khi giá cổ phiếu của công ty chip Shanghai Fudan Microelectronics giảm hơn 20% tính đến chiều 10/10.

Một sự sụt giảm lớn khác đến từ Anji Microelectronics, nhà cung cấp hóa chất sản xuất chip hàng đầu của đất nước, với giá cổ phiếu đóng cửa cùng mức giảm 20%. Nhà cung cấp thiết bị thử nghiệm Hàng Châu Changchuan Technology Co cũng đã kết thúc giao dịch cổ phiếu trong ngày với mức giảm 20%.

Với nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, Semiconductor Manufacturing International Corporation,  giá cổ phiếu đã giao dịch với mức giảm hơn 3% vào chiều ngày 10/10 tại Hồng Kông, trong bối cảnh thị trường bán tháo rộng rãi hơn. Ảnh: @AFP.

Với nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, Semiconductor Manufacturing International Corporation, giá cổ phiếu đã giao dịch với mức giảm hơn 3% vào chiều ngày 10/10 tại Hồng Kông, trong bối cảnh thị trường bán tháo rộng rãi hơn. Ảnh: @AFP.

Các hạn chế mới yêu cầu các công ty Mỹ phải có giấy phép xuất khẩu các bộ phận và linh kiện có thể được sử dụng để hỗ trợ các công ty "thiết bị sản xuất chip bản địa" Trung Quốc như Naura và AMEC. Các nhà sản xuất thiết bị của Mỹ, bao gồm các công ty vật liệu ứng dụng và Nghiên cứu Chip của Mỹ cũng phải có giấy phép để vận chuyển công cụ cao cấp cho khách hàng của họ ở Trung Quốc, thị trường lớn nhất của họ trên toàn cầu.

Điều này dẫn đến cổ phiếu của nhà phát triển chip AI Cambricon Technology của Mỹ đã đóng cửa giao dịch cổ phiếu thấp hơn với mức giảm tới 8%, trong khi giá cổ phiếu của nhà cung cấp chip nhớ Mỹ GigaDevice giảm 8,8%.

Cổ phiếu của nhà sản xuất chip Mỹ Nvidia và AMD cũng giảm trong phiên giao dịch ngày 10/10 do lo lắng về nhu cầu giảm đã kéo ngành này đi xuống.

Đồng thời, các hạn chế mới bao gồm cả công dân Mỹ và hay thường trú ở Mỹ- sẽ phải có giấy phép để làm việc cho bất kỳ công ty Trung Quốc nào đang phát triển hoặc sản xuất chất bán dẫn đáp ứng các tiêu chí cụ thể. Các luật sư nói với tờ Nikkei Asia rằng, quy tắc này có thể gây khó khăn đặc biệt cho lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, do có nhiều người Mỹ gốc Hoa đang làm việc trong lĩnh vực chip của nước này.

Các quy định mới nhất cũng hạn chế các nhà cung cấp đối tác nước ngoài như Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan và Samsung của Hàn Quốc cung cấp hỗ trợ sản xuất chip tiên tiến cho các nhà phát triển chip Trung Quốc.

Có thể thấy, các quy tắc có hiệu lực trong tháng này, mở rộng hơn những nỗ lực trước đây của Hoa Kỳ nhằm ngăn cản quyền tiếp cận của các công ty Trung Quốc với công nghệ chủ chốt.

Các quy tắc, có hiệu lực trong tháng này, mở rộng hơn những nỗ lực trước đây của Hoa Kỳ nhằm ngăn cản quyền tiếp cận của các công ty Trung Quốc với công nghệ chủ chốt. Ảnh: @AFP.

Các quy tắc, có hiệu lực trong tháng này, mở rộng hơn những nỗ lực trước đây của Hoa Kỳ nhằm ngăn cản quyền tiếp cận của các công ty Trung Quốc với công nghệ chủ chốt. Ảnh: @AFP.

"Mỹ đã lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để cố tình ngăn chặn và làm lũng đoạn các doanh nghiệp Trung Quốc", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết tại một cuộc họp giao ban cuối tuần qua, theo một bản dịch tiếng Anh chính thức.

Bà nói: "Thực tiễn như vậy đi ngược lại nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng và các quy tắc thương mại quốc tế. Nó sẽ không chỉ gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc mà còn làm tổn hại đến lợi ích của các công ty Mỹ". Mao không đề cập đến bất kỳ kế hoạch nào về các biện pháp đối phó của Trung Quốc.

Có thể thấy, chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu có tính chuyên môn hóa cao. Chỉ một số công ty có công nghệ tiên tiến nhất, trong khi Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào các công ty trong nước nhằm tìm cách bắt kịp.

Trong khi đó, công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan chiếm ưu thế về năng lực sản xuất các chất bán dẫn tiên tiến nhất thế giới. ASML có trụ sở tại Hà Lan là công ty duy nhất trên thế giới có thể chế tạo những máy móc phức tạp cần thiết để sản xuất những con chip tiên tiến nhất.

Mặt khác, các công ty Hoa Kỳ như Lam Research, KLA và Applied Materials là những công ty hàng đầu trong ngành về các công cụ khác cần thiết để sản xuất chip.

Vì thế, vẫn còn phải xem các hạn chế mới của Hoa Kỳ sẽ gây tổn hại như thế nào đối với hoạt động kinh doanh. Chính phủ Mỹ trước đây đã đưa các công ty Trung Quốc Huawei và SMIC vào danh sách đen buộc các nhà cung cấp Mỹ phải có giấy phép trước khi bán cho họ.

Nhưng các nhà cung cấp cho hai công ty này đã nhận được giấy phép vào năm ngoái để thực hiện hoạt động kinh doanh trị giá hàng tỷ đô la, theo Reuters. Cục Công nghiệp và An ninh Hoa Kỳ ước tính những thay đổi quy tắc mới nhất có nghĩa là họ sẽ nhận được ít nhất 1.600 đơn đăng ký giấy phép mới mỗi năm.

Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận nào của Đài CNBC về hậu quả bước đầu này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem