Cận cảnh những "con đường thi ca" tuyệt đẹp ở Hà Nội

Khôi Lâm - Sông Bùi Thứ năm, ngày 25/11/2021 08:00 AM (GMT+7)
Hà Nội hiện có nhiều "con đường thi ca" mang tên các nhạc sĩ, nhà văn nhà thơ như Nguyễn Đình Thi, Văn Cao, Trịnh Công Sơn.
Bình luận 0

Những con đường thi ca ở Hà Nội. VIDEO: Khôi Lâm

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 2.

Tuyến phố mang tên cố nhà văn Nguyễn Đình Thi bắt đầu từ ngã ba giao với đường Thanh Niên, bên cạnh vườn hoa Lý Tự Trọng.

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 3.

Phố Nguyễn Đình Thi chạy ven hồ Tây, dài 2,2km, rộng 7,5 - 9,5m, kết thúc ở ngã ba giao cắt phố Trích Sài - Văn Cao thuộc địa bàn phường Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội).

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 4.

Hình ảnh đoạn cuối phố Nguyễn Đình Thi, giao với phố Văn Cao và Trích Sài.

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 5.

Phố Nguyễn Đình Thi cũng là đoạn đường đẹp nhất trong tổng số hơn 10km đường ven hồ Tây.

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 6.

Phố Nguyễn Đình Thi chính thức được gắn biển tên vào ngày 26/8/2015.

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 7.

Phố Nguyễn Đình Thi có nhiều đoạn cây xanh lâu năm hai bên đường che bóng, gió từ hồ Tây thổi vào rất mát vào mùa hè.

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 8.

Nhà văn Nguyễn Đình Thi (1924-2003), nguyên quán làng Vũ Thạch, phường Hàng Bài (Hoàn Kiếm – Hà Nội), ông tham gia phong trào Việt Minh khi còn là sinh viên, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng và có nhiều tác phẩm Cách mạng, đặc biệt là đối với Hà Nội ông đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều huân chương cao quý.

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 9.

Tuyến phố mang tên cố nhạc sĩ Văn Cao dài khoảng 1 km, tính từ nút giao với phố Nguyễn Đình Thi đến đường Đội Cấn. Tuyến phố này thuộc địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) được gắn biển năm 2005 và mới được xén dải phân cách tháng 9/2021.

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 10.

Đoạn phố giao với đường Hoàng Hoa Thám.

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 11.

Đoạn phố giao với đường Thụy Khuê.

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 12.

Phố Văn Cao kết thúc khi tiếp giáp với Hồ Tây, đoạn giao với phố Nguyễn Đình Thi và Trích Sài.

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 13.

Nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 1995) là một nhạc sỹ tài năng và hiếm có của văn hoá Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Văn Cao, nguyên quán tại làng An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông có các nhạc phẩm tiêu biểu như: “Thu cô liêu”, “Suối mơ”, “Tiến quân ca” (Quốc ca), “Trường ca sông Lô”…Bên cạnh đó ông còn để lại nhiều bài thơ và các hoạ phẩm có giá trị. Nhà nước đã truy tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh ( 1996).

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 14.

Phố Trịnh Công Sơn chính thức được gắn biển tên cùng thời gian với phố Nguyễn Đình Thi (tháng 8/2015).

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 15.

Tuyến phố này thuộc địa bàn phường Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) bắt đầu từ ngã 3 ngõ 612 Lạc Long Quân đến dốc ngã ba đê Âu Cơ, quận Tây Hồ, dài 900m, rộng 9,5 – 12,5m.

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 16.

Phố Trịnh Công Sơn cách Hồ Tây khoảng 500m, gần khu đầm sen nổi tiếng bên hồ.

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 17.

Tháng 5/2018, Hà Nội đã mở không gian đi bộ phố Trịnh Công Sơn.

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 18.

Phố Trịnh Công Sơn trước đây là một con ngõ nối với đường Lạc Long Quân. Sau khi được cải tạo mở rộng, con đường này được nâng cấp lên phố và được đặt tên theo cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Cận cảnh những con đường thi ca ở Hà Nội - Ảnh 19.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939-2001) sinh tại cao nguyên Lạc Giao, sau đó lớn lên tại Huế. Ông theo học tại trường Lycce’J.J Rousseau ở Sài Gòn và đỗ tú tài tại đây. Với hơn 500 ca khúc mang nhiều phong cách và dấu ấn cá nhân, ông từng giành nhiều giải thưởng âm nhạc cao quý như Giải thưởng cho bài hát hay nhất trong phim “Tội lỗi cuối cùng”; Giải nhất cuộc thi Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh; Giải nhất cuộc thi “Hai mươi năm sau”; Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới…

Hà Nội đề xuất hai tuyến phố Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh ở quận Cầu Giấy

Theo dự kiến, tại kỳ họp thứ 3 HĐND TP.Hà Nội khóa XVI sẽ xem xét, quyết định việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn Hà Nội.

Dự thảo nghị quyết nêu ra việc đặt tên 38 tuyến đường, phố mới; điều chỉnh độ dài 9 tuyến đường và phố.

Cụ thể, Hà Nội đề xuất phố Xuân Quỳnh bắt đầu từ ngã ba giao cắt phố Vũ Phạm Hàm, đối diện Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 (số 5 Vũ Phạm Hàm) đến ngã ba giao cắt đối diện tòa nhà Trung Yên Plaza (UDIC) tại phường Trung Hòa. Phố dài 470m, rộng 10m (trong đó lòng đường rộng 6m, vỉa hè mỗi bên rộng 2m).

Phố Lưu Quang Vũ dự kiến từ ngã ba giao cắt đường Nguyễn Khang tại số nhà 69 đến ngã ba giao cắt ngõ 22 Trung Kính, đối diện trường THCS Yên Hòa. Chiều dài phố là 430m, rộng 17,5-26m (lòng đường 7,3-13m, vỉa hè mỗi bên từ 5-6,5m).

Trong đề xuất lần này còn tuyến phố mới mang tên nhà thơ Chế Lan Viên, dự kiến được đặt cho đoạn từ ngã ba giao đường Phạm Văn Đồng tại lối vào khu đô thị Ressco đến ngã ba giao cắt cạnh tòa nhà cán bộ Thành ủy tại quận Bắc Từ Liêm. Phố dài 700m, rộng 12,5m...

Trao đổi với PV Dân Việt, bà Phạm Thị Lan Anh - Trưởng phòng Quản lý Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao (VHTT) Hà Nội - cho biết, hiện hồ sơ đề xuất đặt tên đường phố Hà Nội theo tên của cố nhà thơ - nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và nhà thơ Xuân Quỳnh đã được Sở VHTT Hà Nội hoàn tất, gửi lên UBND TP.Hà Nội để trình Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội. Nếu không có gì thay đổi, dự kiến tháng 12/2021, khi có quyết định chính thức, việc cắm biển đặt tên đường sẽ được thực hiện.

Cũng theo Trưởng phòng Quản lý Di sản Văn hóa, hồ sơ đề xuất đặt tên đường theo tên nhà thơ Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh ngay từ đầu đã đạt được sự đồng thuận cao của Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng TP.Hà Nội và nhân dân sở tại.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem