Cành ô liu của ông Putin khiến lệnh trừng phạt của phương Tây "xôi hỏng bỏng không"

Tuấn Anh (Theo Express) Thứ sáu, ngày 18/03/2022 14:58 PM (GMT+7)
Khi các cường quốc phương Tây áp lệnh trừng phạt lên ngành năng lượng Nga, Tổng thống Putin đã chuyển sang các nước ở châu Á để bán dầu và khí đốt.
Bình luận 0
Cành ô liu của Putin khiến lệnh trừng phạt của phương Tây "xôi hỏng bỏng không" - Ảnh 1.

Nga quay sang hướng Đông: Ba nước Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan là thị trường giúp Nga thay thế thị trường châu Âu. Ảnh Express

Kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin  bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, các cường quốc phương Tây, bao gồm Mỹ, Anh và EU đã áp dụng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với nền kinh tế Nga.

Tuần trước, phương Tây cũng đã công bố các lệnh trừng phạt đối với dầu và khí đốt của Nga, đây là 2 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Moscow và là một phần quan trọng của nền kinh tế nước này. Nước Anh cũng cam kết sẽ loại bỏ dần năng lượng của Nga vào cuối năm nay.

Theo báo cáo, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã sẵn sàng ký thỏa thuận nhập khẩu 3,5 triệu thùng dầu với mức chiết khấu đáng kể. Nga được cho là sẽ đảm nhận việc vận chuyển dầu cho Ấn Độ và bảo hiểm cho giao dịch này. Điều này sẽ giúp vượt qua những trở ngại ở Ấn Độ sau các lệnh trừng phạt đối với Moscow.

Theo báo cáo của The Times of India, việc giao dầu theo kế hoạch của Nga sẽ mất vài tháng. Ấn Độ đáp ứng 88% nhu cầu dầu trong nước thông qua nhập khẩu.

Từ tháng 4/2021 đến tháng 1/2022, Ấn Độ đã nhập khẩu 176 triệu tấn dầu, 2% trong số này, tương đương 3,6 triệu tấn là nguồn cung dầu của Nga.

Pakistan

Pakistan và Nga không có chung đường biên giới, do đó Moscow không thể vận chuyển khí đốt qua đường ống tới Islamabad.

Tuy nhiên, Thủ tướng Pakistan Imran và Tổng thống Putin chuẩn bị ký một thỏa thuận xây dựng một đường ống mới, vận chuyển khí đốt qua Pakistan.

Được đề xuất lần đầu vào năm 2015, Đường ống dẫn khí dòng chảy Pakistan (PSGP) sẽ vận chuyển khí đốt giữa các thành phố khác nhau trong nước.

Tuy nhiên, trong phiên bản sửa đổi của thỏa thuận, thị phần của Pakistan sẽ tăng lên 74%, trong khi của Nga sẽ giảm xuống còn 26%. 

Trong khi đó, EU, vốn phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng của Nga, đã hứa sẽ giảm bớt sự phụ thuộc của mình trước năm 2030.

Giờ đây, để tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây, ông Putin đang hướng về phía Đông là các nước Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc, để bán khí đốt và xây dựng nhiều đường ống dẫn năng lượng hơn.

Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tìm cách tăng cường thương mại khí đốt của họ theo cấp số nhân với việc phát triển ba đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc.

Nga và Trung Quốc đã có sẵn một đường ống dẫn khí đốt - Đường ống Sức mạnh Siberia.

Trung Quốc là thị trường khí đốt phát triển nhanh nhất thế giới, với tổng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của quốc gia này tăng 19,9% trong năm qua, với nhập khẩu khí đốt đường ống tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong năm 2021, nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc từ Nga đã tăng 50,5% khi hai nước thắt chặt thêm mối quan hệ.

Theo các chuyên gia, hai nước cũng đã lên kế hoạch xây dựng thêm hai tuyến đường ống là Sức mạnh  Siberia 2 và đường ống Sakhalin – Khabarovsk – Vladivostok.

Ấn Độ

Theo các báo cáo, Ấn Độ chuẩn bị trao cho Nga một lối thoát khổng lồ bằng cách nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ban đầu, theo kế hoạch, phía Nga sẽ sở hữu cổ phần kiểm soát, chịu 85% chi phí và vận hành đường ống dẫn khí đốt trong 25 năm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem