Chàng trai Thái Lan thừa kế xe bán mỳ gạo của người cha mất vì Covid-19

Trọng Hà Thứ hai, ngày 08/11/2021 07:27 AM (GMT+7)
Ông Chanchai là đầu bếp đường phố nổi tiếng ở Bangkok. Sau khi ông mất vì Covid-19, các con của ông quyết định sẽ kế nghiệp cha.
Bình luận 0

Mất cha vì Covid-19, người đàn ông kế nghiệp bán mỳ gạo rong

Mỗi sáng, Adulwitch Tangsupmanee lục đục dậy từ sớm chuẩn bị, đẩy một xe hàng thịt lợn rán giòn đến trước rạp chiếu phim nhỏ ở Khu Phố Tàu ở Bangkok, Thái Lan. Anh sử dụng chiếc xe hàng nổi tiếng mà người cha quá cố để lại cho anh, ông mất vì Covid-19 hồi tháng 7/2021. Đây là công cụ nuôi sống cả gia đình anh trong gần 50 năm qua.

Chàng trai Thái Lan thừa kế xe bán mỳ gạo của người cha mất vì Covid-19 - Ảnh 1.

Adulwitch Tangsupmanee cầm bức ảnh của cha mình, ông Chanchai Tangsupmanee. (Ảnh: SCMP).

Trong khi nước dùng thịt lợn bốc khói nghi ngút, thơm lừng cả một góc phố, Adulwitch cẩn thận đặt di ảnh của cha mình là ông Chanchai trên quầy hàng. Bên cạnh đó là các giải thưởng của Michelin từ năm 2018 đến năm 2021.

Adulwitch nói: "Tôi đã dành cả tuổi trẻ của mình để phụ giúp cho cha tôi khi ông ấy còn ở đây và tôi sẽ tiếp tục nuôi dưỡng nồi nước dùng này, ngay cả bây giờ ông ấy không còn nữa".

Được nhiều người biết đến với cái tên "Anh già Ouan", ông Chanchai đã đứng đằng sau chiếc xe đẩy bán mì gạo "Guay Jub" trong nhiều thập kỷ, cho đến khi ông qua đời ở tuổi 73.

Chàng trai Thái Lan thừa kế xe bán mỳ gạo của người cha mất vì Covid-19 - Ảnh 2.

Con trai và con gái của ông Chanchai Tangsupmanee tiếp tục bán hàng tại quầy hàng của người cha quá cố. (Ảnh: SCMP).

Ông được biết đến là một trong ít nhất bảy đầu bếp nổi tiếng mà nền ẩm thực đường phố lừng danh của Bangkok. 

Tháng 7/2021 ông đã qua đời vì Covid-19 là một "đòn trời giáng" đối với văn hóa ẩm thực đường phố của đất nước này.

Sự mất mát mà ông Chanchai và những người cùng thời với ông đã để lại những "bí kíp" ẩm thực quý giá trong tay con cái của họ, những người thề sẽ tiếp nối truyền thống qua nhiều thập kỷ. Thứ đã biến Bangkok thành Thánh địa ẩm thực đường phố trên toàn thế giới.

Với việc thành phố sẽ mở cửa trở lại cho du khách nước ngoài vào ngày 1/11, Adulwitch hy vọng khách hàng sẽ lại xếp hàng để thưởng thức món mỳ vang danh của cha mình.

Ẩm thực đường phố ở Bangkok vốn đã căng thẳng trước đại dịch, họ phải đối mặt với việc bị mất chỗ sinh nhai bởi chính phủ liên tục có các chiến dịch "làm sạch" vỉa hè trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, các nhà hàng cao cấp và thời thượng mọc lên ở khắp mọi nơi.

Phục vụ các món ăn từ mỳ hồng yentafo đến chân giò hầm trên cơm, những đầu bếp đường phố như vậy - chủ yếu là người nhập cư Trung Quốc thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai - những người nuổi sống cả gia đình chỉ bằng một món ăn, đã dần dần biến mất. Đại dịch Covid-19 càng làm cho mọi thứ lâm vào tình cảnh khó khăn hơn nữa.

Chawadee Nualkhair, tác giả của hai cuốn sách về ẩm thực đường phố của Thái Lan cho biết: "Hậu quả trước mắt của việc này là người tiêu dùng ít lựa chọn hơn, ẩm thực đường phố là nơi thể hiện sự bình đẳng ít ỏi còn sót lại trong xã hội, nơi bất kỳ ai, bất kể địa vị xã hội, đều có thể được tìm thấy cho mình một tô mì hoặc một đĩa cơm cà ri".

Mất cha vì Covid-19, dù rất đau đớn nhưng Adulwitch quyết tâm theo nghề của cha mình, sẽ sống bằng nghề mì gạo cuộn nổi tiếng. "Gian hàng này là nơi bố tôi yêu thích nhất và tôi cũng yêu ông nhất", anh nói. Trong khi các con của Chanchai không ngần ngại tiếp quản quầy hàng của ông, thì các con của Ladda Saetang ban đầu tranh luận về việc từ bỏ quầy vịt hầm của gia đình sau khi bà qua đời vào tháng 5/2021.

Chàng trai Thái Lan thừa kế xe bán mỳ gạo của người cha mất vì Covid-19 - Ảnh 3.

Adulwitch Tangsupmanee đỡ một chiếc ghế nhựa cho khách hàng tại quầy bán đồ ăn của người cha quá cố tại Khu phố Tàu, Bangkok. (Ảnh: Reuters)

Ladda là một phụ nữ 66 tuổi, với nụ cười nhân hậu, người được gọi là "Bà Si", đã đứng bán tại một quầy hàng cách gian hàng của cha con ông Chanchai chưa đầy 700 mét. Cuối cùng, cô con gái Sarisa quyết định học mọi thứ về món vịt hầm để tôn vinh những "bí kíp gia truyền" của mẹ cô.

"Tôi không muốn công thức vịt hầm của mẹ tôi biến mất. Đây là giá trị của cả cuộc đời bà. Tôi sẽ rất vui nếu khách hàng nói rằng vịt của tôi vẫn ngon như của mẹ tôi. Một số nói với tôi rằng đừng bỏ cuộc, bởi vì họ không thể tìm thấy món ăn như thế này ở bất kỳ nơi nào khác", Sarisa, 39 tuổi nói. 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem