Chiến sự Nga - Ukraine: Singapore "giáng thêm" đòn đau cho hệ thống ngân hàng Nga

Huỳnh Dũng Thứ tư, ngày 02/03/2022 09:51 AM (GMT+7)
Gia tăng thêm sự trừng phạt khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, các ngân hàng Singapore ngừng cho vay mua hàng hóa của Nga để cô lập Moscow, giảm tiếp xúc với quốc gia đang bị trừng phạt này.
Bình luận 0

Theo đó, các ngân hàng lớn nhất của Singapore hiện đang hạn chế tài trợ cho vay thương mại đối với các nguyên liệu thô của Nga, trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine chưa có hồi kết thúc đã thúc đẩy các nhà cho vay ở trung tâm giao dịch hàng hóa và năng lượng lớn nhất châu Á như Singapore đang giảm bớt tiếp xúc với quốc gia bị trừng phạt như Nga.

Các giới hạn bao gồm việc ngừng phát hành cái gọi là gói tài trợ giao dịch tín dụng bằng đô la Mỹ cho các giao dịch liên quan đến mua hàng hóa của Nga, bao gồm dầu và khí đốt tự nhiên hóa lỏng, theo nguồn tin nội bộ cho hay.

DBS Group Holdings Ltd., Oversea-Chinese Banking Corp và United Overseas Bank Ltd. đã ngừng phát hành gói giao dịch cho vay tín dụng liên quan đến các giao dịch mua năng lượng của Nga vì sự không chắc chắn trong quá trình trừng phạt. Có thông tin bên lề khác cho rằng, chính sách mới cũng sẽ sớm áp dụng bao gồm tất cả các mặt hàng hàng hóa, kể cả năng lượng, nhiên liệu của Nga.

Chính phủ Singapore cũng sẽ "chặn một số ngân hàng Nga và các giao dịch tài chính có liên quan đến Nga". Ảnh: @AFP.

Chính phủ Singapore cũng sẽ "chặn một số ngân hàng Nga và các giao dịch tài chính có liên quan đến Nga". Ảnh: @AFP.

Các chuyên gia nhận định, sự tắc nghẽn về giao dịch tài chính thương mại ở một trung tâm hàng hóa hàng đầu như Singapore có thể gây khó khăn cho việc buôn bán một số hàng hóa vật chất của Nga và gây thêm áp lực lên giá cả, mặc dù Mỹ và Liên minh châu Âu và các nước đồng minh đang tìm cách loại trừ năng lượng khỏi vòng trừng phạt mới nhất.

Giá năng lượng đã tăng lên kể từ khi các quốc gia phương Tây tung thêm các biện pháp trừng phạt nhằm cô lập Nga, một trong những nhà xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới. Dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu tiến lên mức giao dịch trên 100 đô la Mỹ / thùng vào ngày 1/3, trong khi giá khí đốt tự nhiên của châu Âu với mức tăng giá cao hơn 4% cùng ngày.

Động thái này cũng diễn ra khi Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cho biết tại Quốc hội hôm 28/2 rằng, chính phủ có kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm một số biện pháp kiểm soát xuất khẩu và sẽ chặn một số ngân hàng Nga và một số giao dịch tài chính liên quan đến Nga, mặc dù chi tiết kế hoạch này vẫn đang được làm rõ.

Trong khi đó, Cơ quan quản lý ngân hàng của Singapore, Cơ quan Tiền tệ Singapore hôm qua cho biết họ đã gửi một thông tư tới tất cả các tổ chức tài chính ở thành phố "nhắc nhở họ quản lý mọi rủi ro liên quan đến tình hình ở Ukraine và các lệnh trừng phạt do các khu vực pháp lý lớn áp đặt".

Vào ngày 28/2, Singapore tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Nga trong động thái 'gần như chưa từng có'. Quyết định của Singapore hành động phối hợp với phương Tây để áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đánh dấu lần thứ hai nước này kiểm duyệt trừng phạt một cường quốc nước ngoài mà không có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Phát biểu trước các nhà lập pháp tại quốc hội, Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan cho biết chính phủ Singapore đã lên kế hoạch hành động cùng với các quốc gia có cùng chí hướng để áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các mặt hàng "có thể được sử dụng trực tiếp làm vũ khí ở Ukraine để gây tổn hại hoặc khuất phục người Ukraine".

Chính phủ Singapore cũng sẽ "chặn một số ngân hàng Nga và các giao dịch tài chính có liên quan đến Nga", Vivian cho biết trong một tuyên bố đặc biệt, đồng thời cho biết thêm rằng các biện pháp cụ thể sẽ sớm được công bố.

Khủng hoảng Ukraine: Các ngân hàng Singapore ngừng cho vay hàng hóa của Nga khi lệnh trừng phạt tăng. Ảnh: @AFP.

Khủng hoảng Ukraine: Các ngân hàng Singapore ngừng cho vay hàng hóa của Nga khi lệnh trừng phạt tăng. Ảnh: @AFP.

Nhật Bản tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung mới đối với Nga

Nhật Bản hôm qua 1/3 đã cùng với Hoa Kỳ và các đồng minh khác áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung mới đối với Nga, bao gồm việc đóng băng tài sản của các nhà lãnh đạo nước này và ba tổ chức tài chính.

Ngoài những tài sản do 6 cá nhân bao gồm cả Tổng thống Vladimir Putin và Ngoại trưởng Sergey Lavrov nắm giữ, Nhật Bản sẽ đóng băng tài sản của ngân hàng nhà nước Promsvyazbank và Vnesheconombank của Nga, cũng như ngân hàng trung ương của nước này.

Nhật Bản cũng sẽ cấm xuất khẩu đối với 49 thực thể của Nga như một phần của lệnh trừng phạt, chính phủ cho biết trong một tuyên bố. "Chúng tôi đã nhất trí về sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ chống lại Nga", Thủ tướng Fumio Kishida cho biết hôm qua sau cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo phương Tây bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trước đó, Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngân hàng trung ương Nga và các nguồn tài sản khác.

Huỳnh Dũng  -Theo Scmp

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem