Chuyên gia hiết kế giúp ngành nông nghiệp vượt khó trước đại dịch Covid-19

PV Thứ năm, ngày 24/12/2020 19:01 PM (GMT+7)
Tại buổi tọa đàm chủ đề "Nhìn lại một năm vượt khó của ngành nông nghiệp trước đại dịch Covid-19"do Bộ NNPTNT phối hợp Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức. sáng 24/12, các chuyên gia đã hiến kế để giúp ngành nông nghiệp vượt khó
Bình luận 0

Ông Hoàng Văn Tú, Đại diện Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam:

Về xúc tiến thương mại, thực ra có sự lúng túng ban đầu của chính sách xuất khẩu. Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3/2020, dịch Covid-19 mới diễn ra, không ai lường trước được diễn biến của dịch bệnh.

Cùng thời điểm đó, các tỉnh miền Nam lại dính hạn mặn nên Chính phủ có quan ngại về vấn đề an ninh lương thực. Vì thế, Việt Nam đã ngừng xuất khẩu gạo 1 tháng, khi tình hình được cải thiện thì đã điều chỉnh, cho xuất khẩu trở lại. Đây là một sự điều hành linh hoạt, nhiều nước khác không làm được.

Trong vấn đề điều hành xúc tiến thương mại, chúng ta cần nỗ lực hơn để chiếm lĩnh những thị trường truyền thống của các quốc đang gia là đối thủ của Việt Nam – nhưng đang gặp khó khăn nước như các nước ở khu vực Mỹ Latinh. Đây là cơ hội vàng để Việt Nam chiếm lĩnh thị trường truyền thống của họ - điều mà trước đây chúng ta mất nhiều nỗ lực, nhưng chưa chắc đã chiếm lĩnh được.

Tọa đàm trực tuyến: Nhìn lại một năm vượt khó của ngành nông nghiệp trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Xuất khẩu gạo năm 2020 dự báo sẽ là điểm sáng giữa đại dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam chia sẻ thêm:

Theo tôi, sự bứt phá trong sản phẩm xuất khẩu nông lâm thuỷ sản là do chúng ta đã kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn trong xuất khẩu. Đơn cử như thị trường xuất khẩu gạo, sản lượng gạo xuất khẩu giảm nhưng giá gạo lại cao hơn 19%, kim ngạch xuất khẩu gạo cũng cao hơn

Thứ hai, chúng ta đã khơi thông một số thị trường mới. Trước đây chúng ta tập trung vào 5 sản phẩm chủ lực trong xuất khẩu nông sản nhưng năm 2020 chúng ta có cơ cấu đa dạng các loại nông sản xuất. Đơn cử như kim ngạch xuất khẩu mật ong năm 2020 tăng ngoạn mục. Ngoài ra, một số sản phẩm khác như trứng vịt muối khi xuất khẩu cũng nhận được đánh giá tốt.

Chúng ta bắt đầu sản xuất theo chuỗi truy xuất nguồn gốc, và đẩy mạnh chế biến nông sản.

Chúng ta tích cực ký kết các hiệp định thương mại, đặc biệt là hiệp định thương mại CPTPP, EVFTA đã mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu nông lâm

PGS.TS Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam:

Chúng tôi đánh giá tổng thể năm 2020 ngành lúa gạo đạt thắng lợi lớn. Đầu năm sản xuất bị khó khăn bởi hạn mặn ở ĐBSCL, nhưng nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Bộ NNPTNT mà ngành lúa gạo ít bị thiệt hại hơn so với mùa hạn mặn 2015 – 2016. Và bài học này chúng ta sẽ tiếp tục tận dụng trong giai đoạn tới, dự báo sớm hơn, xây dựng kịch bản ứng phó hạn mặn sát hơn để có chỉ đạo thích hợp trong sản xuất.

Ví dụ, chúng ta có thể lựa chọn những giống lúa chất lượng cao, phù hợp với hạn mặn, điển hình như các giống lúa ST24, ST25 vừa thích ứng hạn mặn, vừa thơm ngon, được các cuộc thi gạo ngon thế giới đánh giá cao.

Trong lúc đó, gạo cấp thấp như IR50404 năm nay lại có giá trị cao nhờ nguồn cung giảm so với trước đây, do gạo này thích hợp để chế biến bánh nên vẫn được thị trường ưa chuộng. Sản xuất lúa gạo là thế mạnh của nông dân Việt Nam, do đó, tôi cho rằng chúng ta vẫn phải tính toán cơ cấu giống lúa để đáp ứng nhiều đối tượng, phân khúc khách hàng khác nhau.

Đối với miền Trung, đây vẫn là khu vực có nhiều khó khăn, chúng ta sẽ phải tiếp tục nghiên cứu những bộ giống phù hợp. Nhưng trong bối cảnh lũ lụt nặng nề thì phải có giải pháp dự trữ giống để kịp thời tái sản xuất.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem