Cổ phiếu nông nghiệp: Cổ phiếu mía đường của vợ chồng Đặng Văn Thành đồng loạt giảm điểm

Trần Giang Thứ bảy, ngày 04/03/2017 07:49 AM (GMT+7)
Không có thông tin hỗ trợ, phiên giao dịch cuối tuần chứng khiến sự giảm điểm của nhóm cổ phiếu mía đường là BHS và SBT của đế chế Thành Thành công của cặp vợ chồng nổi tiếng Đặng Văn Thành – Huỳnh Bích Ngọc. Cổ phiếu mía đường SLS của lão doanh nhân nổi tiếng, bà Trần Thị Thái, cũng bị sụt giảm mạnh.
Bình luận 0

 img

Ông Đặng Văn Thành

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, thị trường tiếp tục chịu áp lực chốt lời trong đầu phiên buổi sáng khiến hàng loạt cổ phiếu giảm điểm. Tuy nhiên sau đó dòng tiền bất ngờ vào mạnh các cổ phiếu ngân hàng và BĐS khiến cho chỉ số VN-Index quay đầu và bật tăng trở lại.

Những mã vốn hóa lớn ngành ngân hàng như VCB, CTG và BID đồng loạt tăng điểm bên cạnh cổ phiếu BĐS là VIC và cổ phiếu mới lên sàn HOSE là VJC đã hỗ trợ rất đáng kể cho chỉ số VN-Index.

Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng mạnh trên sàn HOSE, giá trị mua ròng của khối ngoại trên sàn HOSE đạt 207 tỷ đồng với VJC, VIC và DPM là những cổ phiếu được mua ròng tích cực nhất, trong khi đó PVD và HPG là những mã bị bán ròng mạnh.

Quỹ DB FTSE đã công bố kết quả chính thức cho kỳ cơ cấu quý I.2017, theo đó thì quỹ ETF này sẽ thêm vào các cổ phiếu như ROS, HBC, DXG và loại ra KDC, PDR, PVT, HVG, HQC. Việc thêm ROS vào danh mục của DB FTSE cũng sẽ khiến các cổ phiếu còn lại trong danh mục bị bán mạnh.

img

img

Với nhóm cổ phiếu nông nghiệp, hôm nay, cổ phiếu VHC của bà Trần Thị Lệ Khanh, “nữ hoàng” ngành thuỷ sản tiếp tục đà tăng với hơn 6,1% và là điểm sáng của nhóm cổ phiếu ngành thuỷ sản.

Trước đó, cổ phiếu VHC đã có quãng thời gian giảm khá sâu khi NĐT lo ngại doanh thu xuất khẩu của VHC sang các thị trường quan trọng như Mỹ và EU  bị ảnh hưởng bởi chính sách bảo hộ mậu dịch và thông tin Tập đoàn Carrefour tuyên bố ngưng tiêu thụ cá tra Việt Nam tại thị trường Tây Ban Nha, Italy, Pháp và một số nước họ có chi nhánh. Cổ phiếu này sau khi chạm vùng đáy cũ tại mức giá 45 đã có 3 phiên tăng điểm liên tiếp.

Nhóm chăn nuôi bật tăng trở lại sau phiên giảm hôm qua với HAG (+1,8%), HNG (+4.1%), DBC (+2,1%). Cuối phiên, hai cổ phiếu của Bầu Đức là HAG và HNG có lượng giao dịch tương ứng ~4,7 triệu cổ phiếu và ~1,3 triệu cổ phiếu. DBC thu hút dòng tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài, nhóm này mua vào ~324 nghìn cổ phiếu (chiếm ~71% tổng khối lượng giao dịch của DBC).

Về kết quả kinh doanh, doanh thu quý IV.2016 của DBC tăng 23%. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng giảm 14%. Doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi (chiếm gần 58% tổng doanh thu). Mặt khác, tổng lợi nhuận ròng giảm 14% do giá bán trung bình của thịt lợn giảm khiến mảng chăn nuôi lỗ 10 tỷ đồng (so với mức lợi nhuận 10 tỷ đồng trong quý IV.2015).

Nếu không bao gồm mảng bất động sản, DBC khả năng đạt tăng trưởng lợi nhuận âm năm 2017 với 300 tỷ đồng. DBC có thể ghi nhận 60 tỷ đồng từ việc thoái vốn bất động sản trong năm 2017, dẫn đến tổng lợi nhuận ròng đạt 360 tỷ đồng.

Tác động của việc giảm giá thịt heo có thể đã được phản ánh hoàn toàn (lợi nhuận gộp của mảng chăn nuôi chiếm khoảng 18% tổng lợi nhuận gộp). Giá heo hơi tại Trung Quốc và tại Việt Nam có dấu hiệu tăng trở lại sau khi xuống thấp kỷ lục vào tháng 12.2016.

Trong dài hạn, DBC có thể hưởng lợi từ nhà máy thức ăn chăn nuôi mới tại Hà Nam (dự kiến bắt đầu hoạt động trong quý II.2017) sẽ nâng sản lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi và lợi nhuận từ việc thoái vốn bất động sản.

Nhóm cổ phiếu ngành đường của cặp vợ chồng nổi tiếng Đặng Văn Thành – Huỳnh Bích Ngọc và lão doanh nhân Trần Thị thái đồng loạt giảm điểm BHS (-1,4%), SLS (-0,6%). SBT đóng cửa tham chiếu với trên 1 triệu cổ phiếu khớp trong phiên.

Trong khi đó, PHR và DPR tại nhóm cao su tự nhiên tăng trên 1%, tuy nhiên thanh khoản không cao. 

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM): Dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 vào tháng 4.2017 với nhiều nội dung đáng chú ý. Trong đó, đáng chú ý là các kịch bản ứng phó khi hết hạn ưu đãi giá khí sau năm 2018 và kế hoạch tìm kiếm đối tác, xây dựng phương án thoái vốn của PVN (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) tại công ty.

Tính đến ngày 30.6.2016, PVN hiện đang nắm giữ hơn 400 triệu cổ phiếu của DCM (chiếm tỷ lệ hơn 75% số lượng cổ phiếu lưu hành). Các dự án trọng điểm của DCM cũng sẽ được chỉ đạo thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch. Đặc biệt là dự án sản xuất phân bón phức hợp từ urê nóng chảy công suất 300.000 tấn/năm; dự án Cảng nhập nguyên liệu 500.000 tấn/năm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem