Cơm cháy Xjcktho – Đặc sản vùng đất cố đô

Hồ Bắc Thứ tư, ngày 16/12/2020 10:16 AM (GMT+7)
Ninh Bình được biết đến với đặc sản cơm cháy từ lâu năm, thế nhưng không phải ai cũng biết người phát triển nó. Người đã đưa cơm cháy Ninh Bình có mặt trên “sạp hàng” khắp cả nước là chàng thanh niên Bùi Văn Quỳnh, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan (Ninh Bình).
Bình luận 0

Anh Bùi Văn Quỳnh sinh ra lớn lên ở vùng quê Ninh Bình - nơi đây vốn đã nổi tiếng về sản phẩm cơm cháy ăn cùng với thịt dê và nước sốt. Tuy nhiên, trong kí ức tuổi thơ của nhiều người trong đó có anh Quỳnh, cơm cháy đơn giản chỉ là miếng cháy cuối nồi trong bữa cơm nghèo của gia đình nông nghiệp chứ không phải là một sản phẩm có thể làm nên sự nghiệp cho mình như bây giờ.

Cơm cháy Xjcktho – Đặc sản vùng đất cố đô - Ảnh 1.

Sản xuất cơm cháy trong nhà máy. Ảnh: Hồ Bắc.


Trước đây khi mới xuất hiện cơm cháy chỉ được bán trong các nhà hàng ở thành phố và thị trấn – những nơi mà khi còn nhỏ anh chưa được tiếp cận. Phải đến khi học cấp 3 ở trên huyện anh Quỳnh mới biết thế nào là cơm cháy.

Qua những lần được thưởng thức sản phẩm cơm cháy, anh đã có ấn tượng về sản phẩm này. Với sự nhạy bén của mình, anh cũng nhận thấy du khách đến với Ninh Bình cũng rất thích sản phẩm cơm cháy nhưng họ chỉ được ăn ở một số nhà hàng chứ không có sản phẩm để mua mang về cho gia đình. 

Cơm cháy trong các nhà hàng thường được làm bằng gạo tẻ, ăn kèm với nước sốt và chưa có sản phẩm dạng gói được bảo quản để tiện cho nhu cầu khách hàng mua về làm quà. Có lần anh đã chứng kiến khách du lịch quá thích sản phẩm của nhà hàng và đã chấp nhận mua sản phẩm đó mang về nhà ăn mặc dù biết rằng sản phẩm mang về nhà sẽ không còn được ngon giòn như mới làm nữa.

Cơm cháy Xjcktho – Đặc sản vùng đất cố đô - Ảnh 3.

Sản phẩm cơm cháy đóng hộp. Ảnh: Hồ Bắc

Chính từ thực tế đó, ý tưởng về việc sản xuất cơm cháy đóng gói phục vụ nhu cầu khách hàng đã được anh lên kế hoạch và thực hiện làm thử nghiệm. Thời gian đầu kế hoạch sản xuất gặp rất nhiều khó khăn như ý tưởng mới chưa biết thành công hay không, thiếu vốn đầu tư sản xuất trong khi gia đình kinh tế hạn chế, quy trình sản xuất chưa có/đang thử nghiệm và tự mày mò tìm hiểu, sản xuất hoàn toàn thủ công nên tốn nhiều thời gian...

Tuy nhiên với sự quyết tâm, dám nghĩ dám làm của tuổi trẻ và sự nhạy bén của mình, sau 2 tháng sản phẩm cơm cháy thử nghiệm của anh đã được hoàn thành với sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Kết quả đã không phụ lòng người. Lô sản phẩm cơm cháy đầu tiên của anh được bán ở chùa Bái Đính cho du khách tham quan và rất được khách hàng ưa thích/sản phẩm đã bán hết rất nhanh.

Sau vài năm thử nghiệm hoàn thiện quy trình và sản phẩm, ban đầu sản xuất được thực hiện trong gian bếp nhỏ đã dần mở rộng thành xưởng ra sau vườn nhà, và rồi phải thuê thêm nhân công để sản xuất. Quy mô sản xuất được mở rộng từ 100m2 lên 2000m2 nhà xưởng. 

Hiện nay cơ sở đã được phát triển thành Công ty CP Sản xuất và Thương mại Đại Long được tổ chức sản xuất bài bản với quy mô công nghiệp. Sản phẩm đã được đăng kí nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. 

Anh Bùi Văn Quỳnh đã biến một sản phẩm cơm cháy đơn giản trở thành một sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường cả nước. Sản phẩm không chỉ góp phần tạo ra sản phẩm đặc trưng/sản phẩm có thương hiệu cho Ninh Bình mà còn tạo ra nhiều việc làm cho lao động tại địa phương góp phần xây dựng kinh tế cho bản thân và gia đình.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem