Công nghệ việt vị bán tự động gây tranh cãi trận Qatar vs Ecuador là gì, hoạt động thế nào?

Kinh Luân Thứ hai, ngày 21/11/2022 18:40 PM (GMT+7)
Ở trận đấu mở màn của World Cup 2022, Qatar đã sớm để thủng lưới ngay từ hút thứ 6 nhưng bàn thắng sau đó không được công nhận sau khi VAR và công nghệ bắt việt vị bán tự động vào cuộc.
Bình luận 0

Cụ thể, ở phút thứ 6 của trận khai màn World Cup 2022, Valencia của Ecuador trong một tình huống tấn công đã băng vào đánh đầu dũng mãnh mở tỷ số cho đội khách. Sau bàn thắng đầu tiên của mình tại World Cup 2022, Valencia cùng các đồng đội đã ăn mừng đầy cuồng nhiệt nhưng đáng tiếc là niềm vui ấy không kéo dài được lâu.

Thông tin từ tổ VAR sau đó được truyền tới trọng tài chính điều khiển trận đấu. Sau khi tham khảo băng ghi hình, tổ trọng tài VAR đã xác định Estrada đã rơi vào thế việt vị trước khi đưa bóng vào để Valencia chọc thủng lưới đội chủ nhà. Do đó bàn thắng của Valencia không được công nhận. Sở dĩ VAR có thể đưa ra quyết định nhanh chóng như vậy là bởi World Cup 2022 là giải đấu đầu tiên áp dụng công nghệ bắt việt vị bán tự động.

Theo đó, VAR sẽ được nhận tín hiệu cảnh báo tự động trong trường hợp có cầu thủ nào đó rơi vào thế việt vị. Các điểm đá phạt cũng sẽ được nhanh chóng xác định chỉ vài giây sau khi pha bóng diễn ra.

Công nghệ việt vị bán tự động gây tranh cãi trận Qatar vs Ecuador là gì, hoạt động thế nào? - Ảnh 1.

Cầu thủ Qatar được xác định việt vị trong bàn thắng mở tỷ số ở phút thứ 6

Công nghệ bắt việt vị bán tự động là gì?

Theo đó, VAR sẽ được nhận tín hiệu cảnh báo tự động trong trường hợp có cầu thủ nào đó rơi vào thế việt vị. Các điểm đá phạt cũng sẽ được nhanh chóng xác định chỉ vài giây sau khi pha bóng diễn ra.

Ngay sau đó, tổ VAR sẽ tiến hành đánh giá tình hình và đưa ra thông báo tới trọng tài chính điều khiển trận đấu để vị vua áo đen có thể đưa ra phán quyết cuối cùng. Về cơ bản, đây là một công nghệ cho phép trọng tài rút ngắn được thời gian đưa ra quyết định.

Công nghệ bắt việt vị bán tự động hoạt động ra sao?

Trước đó, VAR chỉ sử dụng video và các đường kẻ ngang để xác định cầu thủ việt vị hay chưa. Với công nghệ mới này, sẽ có tổng cộng 12 camera chuyên dụng được gắn dưới mái của các sân vận động, từ đó hiển thị 29 điểm dữ liệu di chuyển của từng cầu thủ.

Công nghệ việt vị bán tự động gây tranh cãi trận Qatar vs Ecuador là gì, hoạt động thế nào? - Ảnh 2.

Camera sẽ trực tiếp thu thập hình ảnh của các cầu thủ di chuyển trên sân

Dữ liệu sau đó sẽ được phân tích ở tốc độ 29 lần/giây và đưa ra vị trí chính xác nhất của từng cầu thủ. Các điểm dữ liệu thu thập này sẽ bao gồm tất cả các bộ phận trên cơ thể cầu thủ có thể dẫn tới tình huống việt vị.

Ngoài ra, trái bóng chính thức của FIFA là Al Rihla cũng được ngắn một bộ phận cảm biến IMU (đơn vị đo quán tính) ở trong cho phép gửi dữ liệu 500 lần mỗi giây đến phòng VAR, cao hơn 10 lần so với các camera thông thường.

Điều này giúp cho các trọng tài xác định được chính xác thời điểm cầu thủ thực hiện đường chuyền, cú sút. Khi ấy nhiệm vụ của tổ VAR chỉ là đánh giá lại tình hình theo cách thủ công và gửi thông tin tới trọng tài chính trong trường hợp phát hiện sai sót.

Công nghệ bắt việt vị bán tự động có thiên vị Qatar?

Ngay sau khi bàn thắng của Eder Valencia bị VAR từ chối vì lỗi việt vị thì rất nhiều CĐV đã bị sốc nặng trước quyết định của trọng tài Orsato. Đa phần trong số đó đều cho rằng trọng tài đã thiên vị cho chủ nhà Qatar.

Công nghệ việt vị bán tự động gây tranh cãi trận Qatar vs Ecuador là gì, hoạt động thế nào? - Ảnh 3.

FIFA đã phải đưa ra video chi tiết giải thích lý do bàn thắng bị hủy của Ecuador

Trước làn sóng phản đối dữ dội đó, FIFA đã phải thực hiện 1 video chi tiết giải thích lý do vì sao bàn thắng của Ecuardor bị từ chối. Theo đó, hình ảnh 3D mô phỏng lại tình huống này dựa trên công nghệ bắt việt vị bán tự động đã được đưa ra.

Kết quả đã cho thấy người rơi việt vị là Michael Estrada chứ không phải Valencia khi mà số 11 của Ecuador đã mắc lỗi trong tình huống nhảy lên tranh chấp bóng bổng với thủ thành Al Sheeeb. Khi ấy, chân của của Estrada nằm dưới cả thủ thành bên phía Qatar và chỉ xếp trên duy nhất 1 cầu thủ khác. Điều này đồng nghĩa với việc cầu thủ của Ecuardor đã việt vị theo luật.

Trên thực tế, thời điểm công bố sử dụng công nghệ mới này, FIFA đã tự tin khẳng định sẽ chỉ mất 20-30 giây để xác định độ chính xác của các tình huống việt vị, Thế nhưng ở ngay lần đầu xuất hiện, mọi thứ diễn ra không giống những gì mà FIFA từng quảng cáo.

Dù vậy thì việc xác định chính xác mọi vị trí cũng như độ chênh lệch nhỏ nhất thông qua băng hình thì công nghệ bắt việt vị bán tự động này cũng giúp ích khá nhiều cho các trọng tài thoát khỏi nghi án thiên vị, điều luôn là mối lo trong các giải đấu lớn, đặc biệt là World Cup.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem