Trước khi xả thải làm dòng sông ô nhiễm hàng km, Công ty Khánh Nam xây dựng nhà xưởng trên đất nông, lâm nghiệp

Hữu Dụng - Hoài Thu Thứ bảy, ngày 23/04/2022 18:34 PM (GMT+7)
Liên quan đến vụ việc nhà máy chế biến gỗ của Công ty TNHH Khánh Nam (Công ty Khánh Nam) xả thải làm hàng km sông ô nhiễm, qua kiểm tra xác định công ty này dựng hệ thống nhà xưởng và hoạt động chế biến bột giấy, gỗ trên diện tích đất giao khoán để sản xuất nông, lâm nghiệp, chưa được cơ quan chức năng cấp phép.
Bình luận 0

Vi phạm chồng vi phạm

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Dân Việt, năm 2007, Lâm trường sông Chàng (nay là Ban quản lý rừng phòng hộ sông Chàng) có hợp đồng giao khoán 7.616m2 đất sản xuất nông, lâm nghiệp cho bà Trần Thị Kim Thúy - Đại diện Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, vận tải Quyết Tâm (địa chỉ tại thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân).

Công ty Khánh Nam xây dựng nhà xưởng trên đất giao khoán sản xuất nông, lâm nghiệp. - Ảnh 1.

Công ty TNHH Khánh Nam xây dựng trên diện tích đất giao khoán để sản xuất nông, lâm nghiệp, chưa được cơ quan chức năng cấp phép. Ảnh: HD

Hợp đồng nêu rõ, mục đích sử dụng diện tích đất này để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Thời hạn sử dụng đến ngày 1/7/2024.

Tuy nhiên, đến năm 2013, khu đất này được bà Thúy chuyển giao lại cho công ty Khánh Nam sử dụng. Trong quá trình sử dụng, công ty Khánh Nam đã cho xây dựng hệ thống nhà xưởng và hoạt động chế biến bột giấy, gỗ khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép.

Công ty Khánh Nam xây dựng nhà xưởng trên đất giao khoán sản xuất nông, lâm nghiệp. - Ảnh 2.

Mặc dù được cơ quan chức năng yêu cầu tháo dỡ xưởng sản xuất bột giấy và đưa diện tích đất được giao khoán vào mục đích sản xuất nông nghiệp nhưng đến nay công ty này vẫn bất chấp. Ảnh: HD

Ngày 7/1/2014, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng đã phát hiện hộ gia đình bà Trần Thị Kim Thuý đã sử dụng đất giao khoán trên sai mục đích nên đã có biên bản yêu cầu gia đình bà Thuý ngừng ngay việc xây dựng phân xưởng sản xuất bột giấy trên diện tích đất được giao khoán và có biện pháp khắc phục để trả lại nguyên trạng đất theo đúng quy hoạch sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông, lâm, công nghiệp trước ngày 30/4/2014.

Thế nhưng thực tế những điều này chỉ có ở trên giấy. Vì cụ thể, công trình đã ngày một ngang nhiên hoàn thiện, đưa vào sản xuất và làm hại môi trường.

Địa phương "bó tay"?

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Hàn Văn Huyền - Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ sông Chàng xác nhận, khu vực Công ty Khánh Nam xây dựng nhà máy thuộc diện tích đất giao khoán để sản xuất nông nghiệp do Ban quản lý.

Ông Huyền cho biết: "Toàn bộ công trình nhà máy của công ty hiện tại đang xây dựng không đúng mục đích sử dụng đất được giao".

Công ty Khánh Nam xây dựng nhà xưởng trên đất giao khoán sản xuất nông, lâm nghiệp. - Ảnh 3.

Bể chứa mới được xây dựng cách đây không lâu. Ảnh: HD

 "Trước đây họ sản xuất bột giấy, khi phát hiện sai phạm thì ban đã kiểm tra, lập biên bản yêu cầu dừng xây dựng và trả lại mặt bằng. Đồng thời, báo cáo đến chính quyền địa phương và các sở ngành có liên quan. Năm 2014, huyện cũng đã xử phạt. Thế nhưng, họ dừng được ít bữa lại quay trở lại hoạt động", ông Huyền thông tin thêm.

Công ty Khánh Nam xây dựng nhà xưởng trên đất giao khoán sản xuất nông, lâm nghiệp. - Ảnh 4.

Rãnh thoát nước tại cơ sở sản xuất bột giấy của công ty Khánh Nam. Ảnh: HD

Chúng tôi tìm hiểu thông tin từ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Như Xuân, năm 2014, sau khi phát hiện sai phạm, UBND huyện Như Xuân đã xử phạt 40.500.000 đồng đối với công ty Khánh Nam và yêu cầu công ty dừng hoạt động để hoàn tất các thủ tục hồ sơ.

Ngày 8/2/2019, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng tiếp tục có biên bản kiểm tra (lần thứ 3) về việc sử dụng đất nhận khoán sai mục đích của gia đình bà Thúy, yêu cầu tháo dỡ phân xưởng sản xuất bột giấy và đưa diện tích đất được giao khoán vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Công ty Khánh Nam xây dựng nhà xưởng trên đất giao khoán sản xuất nông, lâm nghiệp. - Ảnh 5.

Nước thải đen ngòm được xả trực tiếp ra môi trường. Ảnh: HD

Gần đây nhất, chính quyền địa phương đã kiểm tra, bắt quả tang cơ sở sản xuất của Công ty Khánh Nam xả thải xuống dòng sông Quyền nối ra sông Chàng khiến hơn 10km sông đổi màu đổi màu đen kịt, cá chết hàng loạt. Công ty này sau đó bị phạt 50 triệu đồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem