Công ty mẹ Facebook tìm cách giải quyết các cuộc điều tra chống độc quyền của EU

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 03/12/2022 16:06 PM (GMT+7)
Đã có những cuộc thảo luận rất sơ bộ giữa Meta với các cơ quan quản lý chống độc quyền của EU, nhưng cho đến nay mọi thứ vẫn chưa đạt được bất kỳ tiến triển nào.
Bình luận 0

Chủ sở hữu Facebook, Meta đã liên hệ với các cơ quan quản lý chống độc quyền của EU được một thời gian trong nỗ lực dàn xếp các cuộc điều tra về việc sử dụng dữ liệu khách hàng, và việc liên kết dịch vụ quảng cáo đã phân loại của họ với mạng xã hội của mình, theo những người nắm rõ vấn đề này tiết lộ.

Họ còn cho biết, đã có những cuộc thảo luận rất sơ bộ nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được bất kỳ tiến triển nào. Hiện tại, Ủy ban châu Âu và Meta từ chối bình luận về thông tin rò rỉ này.

Các nguồn tin cho biết, Meta phải đối mặt với các khoản phạt chống độc quyền ở châu Âu đối với việc sử dụng dữ liệu của khách hàng. Ảnh: @AFP.

Các nguồn tin cho biết, Meta phải đối mặt với các khoản phạt chống độc quyền ở châu Âu đối với việc sử dụng dữ liệu của khách hàng. Ảnh: @AFP.

Cơ quan thực thi cạnh tranh của EU đã mở một cuộc điều tra về Facebook vào tháng 6 năm ngoái, tập trung vào việc liệu mạng xã hội này có sử dụng dữ liệu của các nhà quảng cáo một cách không công bằng để cạnh tranh với họ trong lĩnh vực quảng cáo được phân loại là trực tuyến hay không.

Cuộc điều tra thứ hai tập trung vào việc liệu Facebook có liên kết dịch vụ quảng cáo đã phân loại Marketplace với mạng xã hội của mình để mang lại lợi thế trong việc tiếp cận khách hàng, và đóng cửa các dịch vụ quảng cáo đã phân loại trực tuyến của đối thủ hay không.

Các nhà điều tra của EU cũng có kế hoạch khoanh vùng cách dữ liệu mà Facebook thu được từ các nhà quảng cáo của họ có thể được sử dụng để tạo lợi thế cho Marketplace, so với các dịch vụ cạnh tranh không công bằng.

Thậm chí, các cơ quan quản lý của EU đã kêu gọi khẩn cấp các đối thủ của Facebook để cung cấp bằng chứng về việc họ bị lạm dụng. Các cuộc kêu gọi này được phát động để biết hành vi bị cáo buộc có hại trên thị trường của Facebook thực sự xảy ra ở đâu.

Có nguồn tin cho rằng, Ủy ban Châu Âu có thể sẽ ban hành bảng cáo buộc trước kỳ nghỉ Giáng sinh năm nay. Có thể thấy, đây là lần đầu tiên gã khổng lồ truyền thông xã hội Hoa Kỳ lọt vào tầm ngắm của các cơ quan thực thi chống độc quyền của khối vì tội lạm dụng quyền thống trị. Họ cũng đang phải đối mặt với một cuộc điều tra về các cáo buộc tương tự ở Vương quốc Anh. Vì thế, việc chủ động giải quyết một cuộc điều tra chống độc quyền cho phép Meta tránh được các khoản tiền phạt có thể lên tới 10% doanh thu toàn cầu của mình.

Ủy ban Châu Âu có thể áp dụng mức phạt lên tới 10% doanh thu toàn cầu của một công ty đối với các vi phạm chống độc quyền. Ảnh: @AFP.

Ủy ban Châu Âu có thể áp dụng mức phạt lên tới 10% doanh thu toàn cầu của một công ty đối với các vi phạm chống độc quyền. Ảnh: @AFP.

Ủy ban Châu Âu gần đây đã mở rộng quyền hạn của mình với các quy tắc mang tính bước ngoặt được gọi là Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA), quy định việc những người gác cổng trực tuyến ưu tiên các dịch vụ của họ hoặc áp đặt các điều kiện truy cập không công bằng vào cửa hàng ứng dụng của họ là bất hợp pháp, và họ phải chịu trách nhiệm pháp lý cũng như các khoản tiền phạt.

Ủy ban châu Âu còn cho biết, các cơ quan quản lý của EU muốn có các quy tắc rộng hơn để xác định sức mạnh thị trường của các công ty. Động thái này được thúc đẩy một phần bởi sức mạnh ngày càng tăng của những gã khổng lồ công nghệ.

Công ty Meta trước đó đã bị phạt 110 triệu euro vì cung cấp thông tin không chính xác hoặc gây hiểu lầm trong cuộc điều tra năm 2014 của EU về mối quan hệ của công ty với WhatsApp. Công ty cũng đang bị điều tra tại Brussels về cái gọi là thỏa thuận Jedi Blue với Google, mà Ủy ban lo ngại nó có thể đã bóp méo sự cạnh tranh công bằng trong thị trường công nghệ quảng cáo. 

Các quan chức chống độc quyền của EU đang lo lắng về sự cạnh tranh trong metaverse

Các công ty Metaverse có thể hạn chế sự lựa chọn của người dùng và tăng giá nếu họ phát triển để chiếm lĩnh thị trường của họ, hai quan chức từ cơ quan chống độc quyền của Liên minh Châu Âu cho biết trong một blog xuất bản.

Với việc Facebook tự đổi tên thành Nền tảng Meta khi tìm cách định hướng lại công nghệ, các nhà hoạch định chính sách lo lắng rằng công ty có thể tìm cách tạo ra một "khu vườn có tường bao quanh" mà người dùng không thể dễ dàng rời đi. Ảnh: @AFP.

Với việc Facebook tự đổi tên thành Nền tảng Meta khi tìm cách định hướng lại công nghệ, các nhà hoạch định chính sách lo lắng rằng công ty có thể tìm cách tạo ra một "khu vườn có tường bao quanh" mà người dùng không thể dễ dàng rời đi. Ảnh: @AFP.

Nói rõ hơn, EU đang chuẩn bị chiến lược của riêng mình cho thế giới trực tuyến ảo, trong đó mọi người có thể tương tác, giao lưu hoặc giao dịch thông qua hình đại diện kỹ thuật số (avatar), và metaverse có thể là mặt trận mới nhất trong chiến dịch chống độc quyền kéo dài chống lại những gã khổng lồ công nghệ đe dọa phúc lợi của người tiêu dùng cũng như các đối thủ khác.

Với việc Facebook tự đổi tên thành Nền tảng Meta khi tìm cách định hướng lại công nghệ, các nhà hoạch định chính sách lo lắng rằng công ty có thể tìm cách tạo ra một "khu vườn có tường bao quanh" mà người dùng không thể dễ dàng rời đi.

Hai chuyên gia Friedrich Wenzel Bulst và Sophie De Vinck thuộc đơn vị chống độc quyền của Ủy ban châu Âu đồng chung nhận định rằng, khi một công ty lớn hình thành một hệ sinh thái khép kín "có thể hạn chế người tiêu dùng, đối tác kinh doanh và đối thủ cạnh tranh bằng nhiều cách", buộc họ phải mua sản phẩm từ công ty đó, tính giá cắt cổ hoặc lạm dụng thông tin cá nhân của mọi người". Bulst và De Vinck, cả hai đều làm việc trong đơn vị lĩnh vực truyền thông của bộ phận chống độc quyền của Ủy ban châu Âu. Hiện kọ kêu gọi thảo luận thêm với Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang ở Hoa Kỳ về vấn đề này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem