Covid-19: Xót xa câu chuyện kinh nguyệt của nữ y bác sĩ trong mùa dịch ở Trung Quốc

Theo VOGE Thứ năm, ngày 12/03/2020 05:59 AM (GMT+7)
Một bài báo trào phúng với tựa “Trong mắt đàn ông, kinh nguyệt màu xanh dương, chỉ kéo dài một ngày, và có thể nhịn được như nước tiểu” đã đạt hơn hai triệu lượt đọc.
Bình luận 0

Kiệt sức vì làm việc quá độ, các y bác sĩ Trung Quốc đang chiến đấu với dịch bệnh Covid-19 vẫn phải đối mặt với một nhiệm vụ khó nhằn, chăm lo cho một lượng bệnh nhân không ngừng tăng lên với rủi ro bị lây nhiễm vì thiếu trang thiết bị bảo hộ. Họ tránh việc ăn uống trong những ca trực dài hơi, nhiều người đeo tã để không phải đi vệ sinh nhằm tận dụng tối đa những bộ đồ, khẩu trang và kính bảo hộ quý giá.

Với phụ nữ, họ còn gặp thêm vấn đề kinh nguyệt. Vì thiếu các tế phẩm vệ sinh nên cả “máu và nước tiểu chảy chung” vào những chiếc tã của họ, một bác sĩ được phỏng vấn cho hay.

img

Ở tâm dịch Vũ Hán, trời mưa lạnh, rất khó để chuẩn bị đủ quầnáo ấm và khô, nên trong kỳ kinh nguyệt của mình, các chị em phải bỏ quần lót và làm việc với vết máu nổi rõ trên bộ quần áo bảo hộ bằng cao su.

Các nhân viên y tế rõ ràng là biết tác hại của nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng chẳng còn cách nào khác. Ở Trung Quốc, kinh nguyệt từ lâu đã là một chủ đề kiêng kỵ, hiếm khi được nhắc tới, dẫn đến sự thiếu hiểu biết trầm trọng về sức khỏe sinh sản.

Một cuộc tranh luận gần đây đã đề cập tới vấn đề này, làm ánh lên hy vọng về một sự thay đổi nhận thức vô cùng cần thiết.

Giữa tháng hai, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã phát sóng một câu chuyện trong đó một người y tá trẻ chia sẻ rằng: “Tôi đang trong kỳ kinh nguyệt của mình và tôi rất đau, nhưng phải chăm sóc cho ba người bệnh đang cần tôi giúp đỡ.” Tuy nhiên, trong lần phát sóng lại vài giờ sau, phần đó đã bị lược bỏ. Việc này nhanh chóng bị phản tác dụng khi cộng đồng mạng kịch liệt phản đối sự biên tập của đài này.

Cư dân mạng xã hội phản ứng dữ dội trước hành động của truyền thông quốc gia khi ngầm ý rằng một chức năng tự nhiên của cơ thể là ông đúng mực”. Chẳng lẽ kinh nguyệt là điều gì đó tục tĩu? Sao phải tránh nói đến chuyện đó?”.

Một bình luận đặt nghi vấn. “Nếu không cho phép nhắc tới kinh nguyệt, đừng khuyến khích phụ nữ đẻ con lần hai luôn đi,” một bình luận khác đưa ra quan điểm, ám chỉ sự thúc đẩy các gia đình có hai con từ phía chính phủ, sau khi bãi bỏ chính sách con một đã kéo tồn tại qua bốn thập kỷ vào năm 2016 vì sự suy giảm nhân công.

Một người dùng khác bình luận: “Có ai quan tâm về nhu cầu băng vệ sinh và quần lót phân hủy được của các nhà cung cấp sự chăm sóc sức khỏe không? Các quyên góp của những vật phẩm này đều không được chấp thuận.”

Tỉnh Hồ Bắc, nơi có thành phố Vũ Hán là trung tâm, đã bị phong tỏa được một tháng. Phương tiện giao thông công cộng nội thành và hậu cần liên tỉnh đã phải ngừng trệ. Duy chỉ có vận chuyển các nhu yếu phẩm y tế tới các bệnh viện được giấy phép ưu tiên, trong khi phần lớn các chuyến tiếp tế khác phải đối mặt với sự trì trệ dài ngày.

Không những vậy, các nam giám đốc bệnh viện ở Hồ Bắc được cho biết là đã từ chối không tiếp nhận các tế phẩm vệ sinh cho phụ nữ khi nhận được các cuộc kêu gọi quyên góp, vì cho rằng các vật phẩm này là không cấp thiết.

img

Trong khi đó, các nữ nhân viên bệnh viện phải uống thuốc tránh thai để tránh kỳ kinh nguyệt vì sự thiếu thốn băng vệ sinh. “Phụ nữ bị coi nhẹ ở nơi làm việc,” một người dùng Weibo lên tiếng, “và các nhu cầu sinh học thông thường của họ bị bêu xấu.”

Trong vòng xoáy khắc nghiệt này, tấm màn của sự im lặng xung quanh kỳ kinh nguyệt góp phần vào sự phân biệt và bất bình đẳng giới tính, níu chân người phụ nữ lại. Một khảo sát vào năm 2015 cho thấy gần 80% phụ nữ ở Trung Quốc cho rằng kỳ kinh nguyệt khiến họ phải chịu bất lợi trong xã hội.

Theo truyền thông địa phương ước tính, vào giữa tháng hai, có hơn 100.000 nữ chuyên gia y tế đang làm việc tại Hồ Bắc, chiếm hơn nửa số bác sĩ và 90% y tá. Truyền thông quốc gia đã liên tục đưa ra những hy sinh của bản thân như một nguồn cảm hứng tích cực với hy vọng rằng người dân sẽ động lòng trước sự anh hùng của họ.

Nhưng đặt gánh nặng lên vai người phụ nữ với một sự hy sinh không đồng đều là không công bằng và phản năng suất, cũng như sự tôn vinh những hy sinh ấy như một sự tuyên truyền liên tục trong một hệ thống gia trưởng. Các bài báo tuyên dương một y tá sắp sinh vẫn làm việc, và một y tá khác đã nhanh chóng quay lại làm việc sau khi bị sảy thai, đã dấy lên một làn sóng phản đối trên mạng; mọi người đưa ra nghi vấn liệu như vậy có nhân đạo hay không khi cho phép họ làm việc.

Đồng thời, nhiều người thấy khó chịu với đoạn phim trên sóng truyền hình về những nữ y tá đang khóc trong khi bị cạo đầu để giúp “phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh”, trông thì có vẻ là một sự ép buộc nhằm mục đích tuyên truyền nhưng quản lý bệnh viện lại nói rằng đây hoàn toàn là tự nguyện.

Những cuộc tranh cãi nảy lửa này trên mạng đã giúp nâng cao nhận thức về nhu cầu và quyền lợi của phụ nữ, và cũng đã gây chú ý tới cánh đàn ông, mà một số thừa nhận sự thiếu hiểu biết về kinh nguyệt vì sự ngầm kiêng kỵ.

Một bài báo trào phúng với tựa “Trong mắt đàn ông, kinh nguyệt màu xanh dương, chỉ kéo dài một ngày, và có thể nhịn được như nước tiểu” đã đạt hơn hai triệu lượt đọc. 

Khi những lượt kêu gọi cộng đồng chú ý hơn tới nhu cầu của phụ nữ lớn mạnh, các nhà hoạt động và tình nguyện viên vì quyền lợi cũng đang mang tới những sự phát triển đáng kinh ngạc. Các nữ nhân viên y tế đã bắt đầu cởi mở nói về những nhu cầu cụ thể của bản thân, và băng vệ sinh cuối cùng cũng được coi là một vật phẩm thiết yếu ở Hồ Bắc.

Các nhà cầm quyền và nhà sản xuất đã gửi tiếp tế quần lót có thể phân hủy được thiết kế riêng cho các kỳ kinh nguyệt cũng như băng vệ sinh tới các bệnh viện, và hứa hẹn sẽ duy trì việc làm này.

Những bước đầu đoan chắc là thế, vẫn còn quá sớm để có thể lạc quan. Thay đổi thái độ và hành động yêu cầu một sự liên hiệp rộng rãi giữa các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia và những người ủng hộ cũng như các nam nữ thường dân ở Trung Quốc và hơn thế nữa, trong cơn khủng hoảng này và về sau.

Trong một bài viết trên một tài khoản WeChat được tạo bởi các tình nguyện viên đang vận động vì lợi ích của những nữ nhân viên y tế, họ viết: “Chúng tôi mong rằng, khi những chuyện này kết thúc, chức năng cơ thể tự nhiên của một nửa dân số của chúng ta sẽ không còn bị coi là một điều gì “đặc biệt”, và kinh nguyệt sẽ không còn là một điều gì đáng xấu hổ. Chúng ta không cần phải nói về nó hàng ngày, nhưng mong rằng số ngày nó bị kiêng kỵ sẽ đếm được trên đầu ngón tay.”

Với những chuyển biến tích cực như vậy, một ngày nào đó kinh nguyệt sẽ không còn là điều cấm kỵ, không chỉ ở Trung Quốc, hay Việt Nam.

Tổ chức Thúc đẩy bình đẳng giới Việt Nam VOGE (Nguồn ảnh và bài viết: South China Morning Post)

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem