Đã có dữ liệu đầy đủ để đánh giá hiệu quả canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL

Quốc Hải Thứ tư, ngày 30/03/2022 13:50 PM (GMT+7)
Từ số liệu ghi nhận qua các mô hình canh tác lúa thông minh (CTLTM) triển khai thời gian qua, cơ bản đã có được dữ liệu khá đầy đủ và chi tiết để xây dựng các khuyến cáo cần thiết trong việc sử dụng phân bón và đánh giá tính hiệu quả của chương trình đối với việc canh tác lúa tại vùng ĐBSCL.
Bình luận 0
Đã có dữ liệu đầy đủ để đánh giá hiệu quả canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL - Ảnh 1.

Nông dân và các nhà khoa học thăm mô hình canh tác lúa thông minh mà Công ty CP Phân bón Bình Điền triển khai. Ảnh: Ngọc Vân

Thêm 24 mô hình vụ Đông Xuân 2021-2022, thêm dữ liệu chuẩn

Vụ Đông Xuân 2021-2022, Công ty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục triển khai thêm 24 mô hình CTLTM tại 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL, từ tháng 10/2021. 

Đây cũng là lần đầu tiên quy mô chương trình được thực hiện lớn nhất, từ khi chương trình CTLTM được triển khai từ trước đến nay.

Đặc biệt, số lượng mô hình được chọn không phân bổ đều ở các tỉnh mà dựa thực tế yêu cầu mở rộng về quy mô, đảm bảo độ phủ của chương trình đến các vùng sinh thái khác nhau trong canh tác lúa tại vùng ĐBSCL.

"Với số lượng các mô hình đã thực hiện từ các vụ trước, cộng với 24 điểm mô hình trong vụ Đông Xuân 2020-2021, cơ bản đã có được dữ liệu khá đầy đủ và chi tiết để có được các khuyến cáo cần thiết trong việc sử dụng phân bón và đánh giá tính hiệu quả của chương trình đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa tại vùng ĐBSCL", đại diện Công ty CP Phân bón Bình Điền thông tin.

Cụ thể, dữ liệu tổng kết từ 24 mô hình CTLTM vùng ĐBSCL vụ Đông Xuân 2021-2022 đã mang lại nhiều kết quả rất đáng ghi nhận.

Đã có dữ liệu đầy đủ để đánh giá hiệu quả canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL - Ảnh 2.

Vị trí thực hiện các mô hình trên bảng đồ vùng ĐBSCL

Theo đó, bà con nông dân tham gia mô hình đã mạnh dạn ứng dụng nhiều giải pháp canh tác trong quy trình CTLTM vào đồng ruộng, trong đó áp dụng các phương pháp gieo sạ bằng cơ giới như sạ cụm, cấy, sạ hàng giúp tiết giảm lượng giống bình quân xuống còn 75,7kg/ha, thấp hơn so với đối chứng 112 kg/ha và so với sản xuất đại trà hiện nay khoảng 150kg/ha.

"Chỉ tính riêng vụ Đông Xuân 2021-2022, Bình Điền đã đầu tư thêm 1 trạm giám sát sâu rầy và 4 trạm quan trắc nước mặn, biên soạn và xuất bản 3.000 quyển sổ tay canh tác lúa thông minh, tặng bút đo độ mặn và giấy quỳ đo pH nước cho cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân ở tất cả các mô hình.

Đến nay, Công ty CP Phân bón Bình Điền đã đầu tư lắp đặt 22 trạm quan trắc nước mặn và 1 trạm giám sát sâu rầy cho khu vực ĐBSCL. Đây sẽ là hệ thống cơ sở dữ liệu tức thì giúp bà con nông dân có các thông tin kịp thời về tình hình sâu bệnh, hạn mặn… để từ đó có quyết định trong việc canh tác, hướng đến việc canh tác nông nghiệp một cách thông minh" – ông Phan Văn Tâm, Giám đốc Marketing Bình Điền.

Để giảm giống hiệu quả bà con nông dân đã rất chú trọng khâu làm đất, có biện pháp xử lý các độc chất trong đất như phèn, mặn, ngộ độc hữu cơ cũng như áp dụng các biện pháp quản lý nước tưới...

Từ đó, giúp giảm chi phí canh tác góp phần tăng lợi nhuận, cũng như giảm số lần phun thuốc để bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn hơn.

"Trong các nông hộ thực hiện mô hình nổi bật lên nhiều mô hình đã tiết giảm chi phí đáng kể so với đối chứng, tiêu biểu có 10 ruộng mô hình đã giảm chi phí đầu tư trên 3 triệu/ha, cá biệt có ruộng mô hình giảm gần 8 triệu/ha", ông Phan Văn Tâm, Giám đốc Marketing Bình Điền thông tin.

Đã có dữ liệu đầy đủ để đánh giá hiệu quả canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL - Ảnh 4.

Các nhà khoa học đánh giá bộ rễ cây lúa của mô hình canh tác lúa thông minh. Ảnh: Ngọc Vân

Theo dữ liệu tổng kết từ 24 mô hình cho thấy, bón phân Đầu Trâu như quy trình khuyến cáo đều cho năng suất cao hơn đối chứng.

Đặc biệt, bón phân lót bằng Đầu Trâu Mặn Phèn để cải tạo đất, tạo môi trường đất khoẻ và cung cấp dinh dưỡng sớm kết hợp sạ thưa giúp năng suất tối ưu bình quân tại 24 mô hình tăng 870 kg/ha so với đối chứng từ đó giúp lợi nhuận cũng tăng thêm trên 5,2 triệu/ha.

Tiếp tục nhân rộng mô hình trong sản xuất lúa tại ĐBSCL

Bước vào vụ lúa Hè Thu 2022 tại vùng ĐBSCL trong tình hình thời tiết có nhiều chuyển biến khó khăn hơn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Công ty CP phân bón Bình Điền, trung tâm khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp các tỉnh thành vùng ĐBSCL tiếp tục đưa ra nhiều định hướng để thực hiện chương trình CTLTM hiệu quả hơn.

Theo đó, vụ Hè Thu 2022, tiếp tục triển khai thực hiện mô hình với diện tích tương tự, duy trì thực hiện mô hình tại 24 điểm đã thực hiện trong vụ Đông Xuân 2020-2021 và bổ sung thực hiện 2 mô hình tại U Minh Thượng  (Kiên Giang) và Thạnh Hoá  (Long An).

Về phía Công ty CP phân bón Bình Điền, đơn vị này sẽ phối hợp với công ty truyền thông tiếp tục thực hiện các video hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa để cung cấp giải pháp canh tác một cách dễ hiểu, trực quan cho bà con nông dân và lực lượng cán bộ kỹ thuật; Tổ chức tập huấn trực tuyến đầu vụ để hướng dẫn các giải pháp canh tác cần lưu ý trong vụ Hè Thu.

Ban cố vấn cùng với cán bộ kỹ thuật sẽ thường xuyên thăm đồng trong vụ Hè Thu, điều chỉnh và bổ sung một số chỉ tiêu thu thập để đánh giá hiệu quả mô hình được tốt hơn. Tập trung các giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp, giảm số lần và chi phí phun thuốc bảo vệ thực vật không cần thiết. Thực hiện phân tích mẫu lúa cuối vụ để đánh giá mức độ an toàn của lúa canh tác trong các mô hình…

"Đặc biệt, Công ty CP phân bón Bình Điền tiếp tục cung ứng miễn phí tất cả phân bón cho các mô hình thực hiện trong vụ Hè Thu 2022", đại diện DN này khẳng định.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem