Điều ít biết về đao tam cẩn khí thời Trần "độc nhất vô nhị" được công nhận Bảo vật Quốc gia

Hà Tùng Long Thứ sáu, ngày 19/01/2024 13:30 PM (GMT+7)
Trong 4 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia ở Hoàng thành Thăng Long có đao tam cẩn khí thời Trần độc nhất vô nhị và lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý.
Bình luận 0

Ngày 18/01/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 73/QĐ-TTg công nhận 29 hiện vật, nhóm hiện vật là Bảo vật Quốc gia (đợt 12). Trong đó, Di sản Thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội có 04 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia. Gồm: Đao cẩn tam khí niên đại Thời Trần (thế kỷ XIV); Lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý (thế kỷ XI); Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ (thế kỷ XV); Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ, đời vua Lê Thánh Tông (1466).

Đao tam cẩn khí thời Trần được công nhận Bảo vật Quốc gia

Đao cẩn tam khí, Hoàng thành Thăng Long có cấu tạo gồm hai phần thân và cán. Phần cán chỉ còn lại lõi thép bên trong dài 18,5cm, lá chắn, chuôi và chốt chuôi đều đã mất. Dấu vết còn lại cho thấy, chuôi vốn được bọc bằng gỗ, đầu trên tiếp giáp với lá chắn được thít chặt bằng đai kim loại màu vàng đỏ giống như màu đồng đỏ. Đai dài 1,8cm, làm bằng hợp kim đồng, bề mặt được mài bóng, hai viền đai khắc những đường chỉ diễn tả sợi chỉ bện lại giống như sợi dây thừng cực kì tinh xảo.

Điều ít biết về đao tam cẩn khí thời Trần "độc nhất vô nhị" được công nhận Bảo vật Quốc gia - Ảnh 1.

Cận cảnh đao tam cẩn khí thời Trần vừa được công nhận Bảo vật Quốc gia. Ảnh: HTTL

Thân Đao cẩn tam khí, Hoàng thành Thăng Long dài 64cm, cấu trúc gồm 3 phần: lưỡi bén, sống và mũi. Phần thân tại vị trí tiếp giáp với cán rộng 1,4cm, sống dày 1,0cm và rộng dần về mũi, phần rộng nhất của mũi rộng 5,1cm, dày 0,1cm. Mũi vếch cao, lượn cong hình bán nguyệt, sống mũi (thượng nhận) hình uốn lượn, kết hợp với các hoạ tiết trên thân mũi tạo thành đồ án mặt nguyệt. Hai mặt trên thân trang trí hoa văn bằng kỹ thuật cẩn, chất liệu cẩn là kim loại màu vàng và trắng, màu của thép làm nền khiến các hoạ tiết càng trở nên nổi bật.

Hoa văn trang trí trên Đao đặc biệt tinh xảo với nhiều đồ án khác nhau được trang trí nhắc lại ở hai mặt, tạo cảm giác hai mặt như một. Đồ án hoa văn có thể được chia làm 3 phần, tính từ cán đến mũi. Phần thứ nhất, tiếp giáp giữa thân và cán là bố cục hai lớp cánh sen, giữa hai lớp là các đường chỉ chìm và chấm tròn, tạo cảm giác làm nền cho đồ án hoa văn tiếp theo.

Phần thứ hai trang trí đồ án dây lá, lá lật hình sin theo quy luật lá màu trắng ứng với lá vàng. Bao quanh dải dây lá là các đường chỉ mảnh nhưng rõ ràng.

Điều ít biết về đao tam cẩn khí thời Trần "độc nhất vô nhị" được công nhận Bảo vật Quốc gia - Ảnh 2.
Điều ít biết về đao tam cẩn khí thời Trần "độc nhất vô nhị" được công nhận Bảo vật Quốc gia - Ảnh 3.

Mũi đao chạm khắc nhiều hoa văn độc đáo và lạ lẫm. Ảnh: HTTL

Phần thứ ba có cấu trúc khá phức tạp gồm nhiều đồ án trải dài từ phần giữa thân Đao đến đầu mũi. Các đồ án từ giữa đến mũi gồm đồ án hình người được thể hiện ở tư thế nhảy múa, hai tay nâng cao trên đầu như đang nâng đỡ vật gì đó; cụm đồ án với một bông hoa 5 cánh lớn ở trung tâm, dây lá phát triển ra hai bên và ngoài cùng là đồ án thụy vân - vân mây tốt lành (mây hình khánh).

Đồ án này được nhắc lại ở phần tiếp theo, kế đến là hình người ở tư thế nhảy múa, hai tay giơ cao qua đầu như đang nâng đỡ vật gì đó và kết thúc bằng đồ án hình tròn ở giữa, hai bên là văn mây hình khánh, đồ án này kết hợp với sự tạo hình trên sống mũi tạo thành một cấu trúc vừa giống đồ án mặt trời, lại vừa giống đồ án một bông sen khai mãn.

Đồ án trang trí được giới hạn phía trên bởi hai đường chỉ màu trắng và màu vàng. Các hoạ tiết trang trí được thể hiện bởi hai màu sắc trắng và vàng, nhưng khác với ở phần một, mỗi màu thể hiện một đối tượng thì ở đây có thể trên một đối tượng văn mây hình khánh/hoặc đồ án hình người có thể có cả hai màu vàng, trắng. Bên cạnh màu sắc, các đồ án còn được khắc tả chi tiết bằng những đường chỉ nhỏ, rõ nét.

Điều ít biết về đao tam cẩn khí thời Trần "độc nhất vô nhị" được công nhận Bảo vật Quốc gia - Ảnh 4.
Điều ít biết về đao tam cẩn khí thời Trần "độc nhất vô nhị" được công nhận Bảo vật Quốc gia - Ảnh 5.

Phần thân đao và cán đao vẫn được giữ gần như nguyên vẹn. Ảnh: HTTL

Sống đao được trang trí hoa văn dây lá với họa tiết lá xoắn hình sin chạy từ cán đến mũi, hai màu chủ đạo là màu trắng và vàng. Các họa tiết ngoài được cẩn bằng kim loại còn được khắc chìm bằng những chấm nhỏ liên tiếp tạo thành đồ án.

Lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý

Lá đề trang trí chim Phượng đất nung thời Lý, Hoàng thành Thăng Long gồm 2 phần: thân và bệ. Thân lá đề gồm cuống và lá, phần cuống đã bị mất, phần lá có hình dáng như 1/2 hình lá cây Bồ đề theo chiều bổ dọc từ đỉnh đến cuống lá. Hai mặt trang trí hình chim phượng ở tư thế nhảy múa trên hoa lá. Phần thân bị vỡ một phần trên đỉnh lá, độ dày không đều.

Điều ít biết về đao tam cẩn khí thời Trần "độc nhất vô nhị" được công nhận Bảo vật Quốc gia - Ảnh 6.

Lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý. Ảnh: HTTL

Hai mặt lá đề khá tương đồng nhau, mặt phẳng thu dần lên trên, hoa văn trang trí hai mặt tương đồng, các khoảng trống được đục thủng và phần rìa được chỉnh sửa tạo cho đồ án hoa văn có cấu trúc nổi khối và hiệu ứng chiều sâu.

Bệ lá đề đã bị mất, chưa được phục chế. Dựa vào cấu trúc của lá đề, so sánh với một số lá đề khác có thể đoán bệ của lá đề có cấu trúc giống như một viên ngói úp nhưng thân dày hơn, độ cong phù hợp để khớp được với các cấu trúc khác của phần bò mái hoặc bờ dải nơi lá đề tham gia với tư cách như một thành tố cấu thành của trang trí bộ mái.

Mặc dù phần thân đã bị om, dập; mất phần bệ nhưng so với những lá đề cùng loại đã được phát hiện thì Lá đề trang trí chim Phượng đất nung thời Lý, Hoàng thành Thăng Long là phiên bản còn đầy đủ và đẹp nhất.

Điều ít biết về đao tam cẩn khí thời Trần "độc nhất vô nhị" được công nhận Bảo vật Quốc gia - Ảnh 7.
Điều ít biết về đao tam cẩn khí thời Trần "độc nhất vô nhị" được công nhận Bảo vật Quốc gia - Ảnh 8.
Điều ít biết về đao tam cẩn khí thời Trần "độc nhất vô nhị" được công nhận Bảo vật Quốc gia - Ảnh 9.

Lá đề trang trí chim Phượng đất nung thời Lý, Hoàng thành Thăng Long là phiên bản còn đầy đủ và đẹp nhất. Ảnh: HTTL

Đồ án hoa văn trang trí ở hai mặt cơ bản tương đồng nhau. Đồ án thể hiện hình chim phượng đang nhảy múa trên hoa sen, đầu ngẩng cao, hai mỏ chụm lại, một chân co, một chân làm trụ tạo cảm giác như đang nhún nhảy trên nền hoa dây lá. 

Chim phượng có mỏ to và mào lớn hướng về phía trước giống như mỏ và mào của chim công; mắt, hàm to và tròn giống chim trĩ, hai bên hàm bờm dài uốn ngược về phía trước cùng nhịp với mào và đuôi; cổ cao giống cổ chim công; cánh dang rộng; thân căng tròn, đuôi dài giống như đuôi chim công. Đuôi dài được diễn tả với nhiều lớp, uốn lượn nhiều khúc vút lên đỉnh lá đề. Thân không có vảy mà được đặc tả bằng những lớp lông rất chi tiết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem