Đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam rất cần thiết

Thành An Thứ ba, ngày 14/11/2017 06:24 AM (GMT+7)
Việc Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Chủ trương này nhận được nhiều ý kiến ủng hộ nhưng cũng có không ít sự phản biện, đặc biệt trong bối cảnh toàn bộ tuyến Quốc lộ 1 vừa được nâng cấp mở rộng.
Bình luận 0

Vai trò quan trọng với phát triển kinh tế

Trao đổi với phóng viên Báo NTNT, về đề xuất xây dựng một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết: Chính phủ đã giao Bộ GTVT nghiên cứu từ 2015- 2020 nghiên cứu, làm thủ tục, trình dự án và hoàn thành thủ tục đầu tư dự án cao tốc đường sắt sau năm 2020. Tuy nhiên nếu làm đường sắt cao tốc cần đầu tư tới 55 tỷ USD, còn nếu làm đường sắt tốc độ cao (160km/giờ) cũng cần 35 - 40 tỷ USD. Do vậy, nếu chọn đường sắt để đầu tư trong giai đoạn này sẽ rất khó khăn về nguồn vốn.

img

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, một đoạn thuộc quy hoạch đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Ảnh: K.B

Theo Tờ trình của Chính phủ, giai đoạn 2017 – 2020 đầu tư khoảng 654km, chia thành 11 dự án thành phần đi qua 13 tỉnh, thành: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long. 

Bên cạnh đó, nếu xây dựng đường sắt cao tốc, tất cả thiết bị đều phải nhập 100%, kể cả kỹ thuật, điều hành sau này.

Vì vậy, để đáp ứng được vận tải Bắc - Nam, phát triển các khu kinh tế trọng điểm ven biển và kết nối các loại hình vận tải, quan điểm của Bộ GTVT là tập trung đầu tư hệ thống đường bộ  cao tốc Bắc - Nam, trong đó tập trung trước vào tuyến phía Đông, gồm hơn 1.300km. “Trên tuyến này, chúng ta đã đầu tư đoạn Hà Nội - Ninh Bình, La Sơn - Tuý Loan, Quảng Nam - Quảng Ngãi với khoảng 470km, còn lại  toàn tuyến là hơn 1.300km. Vì vậy Bộ đề xuất xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam tuyến phía Đông để bảo đảm phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn giao thông” - ông Nhật nói.

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã báo cáo Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Theo đó, giai đoạn từ năm 2017-2020, Chính phủ kiến nghị đầu tư và đưa vào khai thác các đoạn: Cao Bồ (Nam Định) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế), Nha Trang (Khánh Hòa) - Dầu Giây (Đồng Nai) và cầu Mỹ Thuận 2, với tổng chiều dài 654km, tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng.

Ông Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (cơ quan thẩm tra tờ trình của Chính phủ) cho rằng, đường cao tốc Bắc - Nam có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước, kết nối trung tâm chính trị Hà Nội và trung tâm kinh tế TP.HCM, đi qua 32 tỉnh, thành phố và các vùng kinh tế - xã hội của cả nước. Đặc biệt, dự án này cũng kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp ứng nhu cầu đến năm 2040

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Xuân Nghĩa -Uỷ viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đánh giá: Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam rất cần thiết vì Quốc lộ 1 vừa là đường dân sinh vừa là quốc lộ, khiến nhiều người lo ngại về mất an toàn, tốc độ lưu thông còn thấp... Không những vậy, nhu cầu liên kết với ASEAN, Trung Quốc... khiến việc xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam là con đường duy nhất kết nối với toàn khu vực.

Ông Phạm Hữu Sơn – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) cho biết: “Việc triển khai đầu tư dự án đường cao tốc Bắc – Nam nhánh phía Đông dựa trên kết quả dự báo khoa học, khách quan về nhu cầu vận tải để lựa chọn các đoạn ưu tiên đầu tư và lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp. Theo tính toán, quy mô phân kỳ đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu vận tải đến khoảng năm 2040”. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem