Để dân tự xử sẽ ảnh hưởng an ninh trật tự

Ngọc Lương Thứ ba, ngày 27/10/2015 07:35 AM (GMT+7)
Ngày 26.10, Quốc hội dành cả ngày để cho ý kiến vào Dự thảo Luật Tố tụng dân sự (sửa đổi). Về quy định tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng, nhiều đại biểu (ĐB) tập trung cho ý kiến với tinh thần ủng hộ cao.
Bình luận 0

ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) bày tỏ: "Tôi tán thành với quy định này vì đây là nội dung rất mới, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay, bảo đảm công dân có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ lẽ phải và lợi ích chính đáng của mình. Đó cũng là căn cứ tòa án nhận đơn, thụ lý vụ việc, tiến hành giải quyết những tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội mà pháp luật chưa thể dự liệu. Không thể để người dân “tự xử”, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội".

img

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) phát biểu ý kiến.   Ảnh: T.L

Để giải quyết việc của dân khi chưa có điều luật áp dụng, tòa án sẽ vận dụng nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật, phong tục tập quá, nguyên tắc công bằng thông lệ quốc tế... để phán quyết, chấm dứt tranh chấp.

Nhìn ở góc độ xã hội, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, chính quy định trên sẽ là kim chỉ nam để các đạo luật khác căn cứ thể chế hóa nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

"Do các mối quan hệ kinh tế xã hội luôn vận động, phát triển nên sẽ có thời điểm pháp luật chưa theo kịp để điều chỉnh các quan hệ kinh tế xã hội mới phát sinh. Lúc này trách nhiệm thuộc về Nhà nước, không thể đẩy trách nhiệm về phía nhân dân. Chúng ta phải nhất quán quan điểm dù trong điều kiện nào, hoàn cảnh nào thì Nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đó mới đúng là bản chất của Nhà nước ta" - ĐB Vinh nhấn mạnh.

Cũng ủng hộ quy định mới trên, nhưng băn khoăn về tính khả thi nên ĐB Giàng Thị Bình (Lào Cai) đã đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu kỹ và có quy định cụ thể về quy trình thủ tục giải quyết các vụ, loại việc dân sự khi chưa có điều kiện để áp dụng. Như thế khi tòa án thụ lý giải quyết những vụ việc này có cơ sở và căn cứ trình tự, thủ tục đã được quy định để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ở góc nhìn khác, ĐB Trần Đình Nhã (Thừa Thiên- Huế) cho rằng: Tòa án không được từ chối việc dân sự nhưng tòa án xử lý thế nào, tòa án nào được quyền xử lý, không phải nói tòa án chung chung.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem