Gia Lai: Anh hùng LLVT người dân tộc Ba Na 3 lần bị Pháp bắt, dẫn giặc vào bẫy chông du kích

Trần Hiền Chủ nhật, ngày 05/09/2021 06:00 AM (GMT+7)
Bok Wừu người Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người dân tộc thiểu số Tây Nguyên kiên cường, bất khuất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Cả 3 lần bị giặc bắt, ông vẫn sẵn sàng chết chứ quyết không đầu hàng.
Bình luận 0

Clip: Toàn cảnh Nhà lưu niệm Anh Hùng Wừu tại xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai)

Bok Wừu hay Anh hùng Wừu là người dân tộc Ba Na (SN 1905, tại làng Đê Đoa, xã Đak Đoa nay là xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa).

Bok Wừu-3 lận bị giặc bắt nhưng quyết không đầu hàng

Xuất thân trong một gia đình nghèo, từ nhỏ Bok Wừu đã tận mắt chứng kiến cảnh quê hương bị giặc tàn phá, đồng bào bị áp bức. Cũng vì thế, dòng máu căm thù giặc thôi thúc ông phải lên đường giúp nhân dân.

Chúng tôi về thăm quê hương Anh hùng Wừu trong dịp lễ 2/9 ngày Quốc khánh Việt Nam. Người duy nhất ở xã Đăk So Mei biết rõ về cuộc đời ông chính là già làng Đinh Nhớp.

Bok Wừu – người dân tộc Ba Na viết lên huyền thoại Tây Nguyên - Ảnh 2.

Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu - "địa chỉ đỏ" góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông

Vừa thăm quan Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu, già làng Đinh Nhớp nhớ lại: "Năm 1939, Anh hùng Wừu tham gia phong trào chống bắt phu bắt lính ở địa phương. Cùng với đó, ông Wừu đã vận động dân làng tổ chức các cuộc đấu tranh tự phát chống bọn chủ đồn điền cúp phạt tiền công...".

Uy tín của Bok Wừu dần lan rộng và ngày càng được dân làng tin tưởng, yêu thương. Cách mạng tháng 8 thành công, Bok Wừu tham gia xây dựng chính quyền. 

Năm 1946, khi thực dân Pháp tái chiếm Gia Lai và Kon Tum, Bok Wừu bị đứt liên lạc với tổ chức. Trong hơn 2 năm mất liên lạc, Bok Wừu vẫn chủ động, tích cực, bí mật làm công tác tuyên truyền vận động quần chúng.

Cũng theo già làng Đinh Nhớp, Bok Wừu bị Pháp bắt đến 3 lần nhưng dù bị giặc tra tấn, ông cũng thà chết chứ quyết không đầu hàng. Lần thứ 3, cho đến lúc biết chắc chắn là sẽ hy sinh, không thể thoát khỏi bàn tay tàn bạo của kẻ thù, Bok Wừu vẫn thông minh, lừa địch, bắt chúng phải đền mạng.

Bok Wừu – người dân tộc Ba Na viết lên huyền thoại Tây Nguyên - Ảnh 3.

Bức tượng trong nhà lưu niệm phác họa lại cuộc nói chuyện giữa vợ chồng Bok Wừu

Theo đó, ông Wừu đã dẫn cả đội quân của đối phương vào nơi đội du kích của ông đã cắm chông, khiến đội quân bị sát thương và ông cũng hy sinh tại đây. 

Bok Wừu hy sinh vào buổi chiều cuối tháng 4/1952. Bốn năm sau khi mất, vào năm 1956, Bok Wừu được truy tặng Huân chương quân công hạng Nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Bok Wừu – người dân tộc Ba Na viết lên huyền thoại Tây Nguyên - Ảnh 4.

Bok Wừu – người dân tộc Ba Na viết lên huyền thoại Tây Nguyên - Ảnh 5.

HiệnTrung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đak Đoa sưu tầm được 270 hiện vật, 70 hình ảnh liên quan đến Anh hùng Wừu và lịch sử hình thành, phát triển của huyện Đak Đoa

Dù ông đã mất nhiều năm, nhưng không một người con nào của dân tộc Ba Na nói riêng và người Gia Lai nói chung có thể quên được hình ảnh kiên cường, bất khuất của ông. 

Hình ảnh Anh hùng Wừu là tấm gương cao đẹp phi thường và khí tiết kiên trung của người cộng sản. Hiện nay có một ngôi trường và một con đường mang tên ông tại thành phố Pleiku (Gia Lai).

"Địa chỉ đỏ" – Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu

Về với xã Đăk So Mei dịp này, chúng tôi thấy được niềm vui hiện hữu trên gương mặt của chính quyền cũng như người dân địa phương. Họ vui vì những đổi thay của địa phương trong quá trình xây dựng Nông thôn mới.

Bok Wừu – người dân tộc Ba Na viết lên huyền thoại Tây Nguyên - Ảnh 6.

Phía sau nhà lưu niệm Anh hùng Wừu là nhà con gái ông, nền nhà cũ và mộ gió Anh hùng Wừu

Hơn thế, những người dân nơi đây còn cảm thấy tự hào khi được sinh ra và lớn lên ở vùng đất này. Càng tự hào hơn khi ngay tại quê hương của người Anh hùng Wừu, một công trình ý nghĩa đó là Khu lưu niệm Anh hùng Wừu đã được xây dựng.

Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu là "địa chỉ đỏ" góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông. Nhà lưu niệm còn là nơi để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Ba Na nơi đây.

Bok Wừu – người dân tộc Ba Na viết lên huyền thoại Tây Nguyên - Ảnh 7.

Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu rộng 11.610 m2, ở làng Đê Gôh

Theo đó, nhà lưu niệm được quy hoạch gồm: Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu (rộng 11.610 m2, ở làng Đê Gôh); nhà con gái Anh hùng Wừu (8.791 m2, làng Tul Đoa); nền nhà cũ và mộ gió Anh hùng Wừu (13.292 m2, làng Tul Đoa); Đồn Đak Đoa cũ (42.781 m2, làng Đê Gôh.

Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu được xây dựng mang kiến trúc nhà sàn đặc trưng của người Bahnar. Công trình xoay mặt về hướng Tây, nơi xưa kia là chiến địa ác liệt, nay xanh mát, trù phú nương rẫy của người dân Đăk So Mei.

Bok Wừu – người dân tộc Ba Na viết lên huyền thoại Tây Nguyên - Ảnh 8.

Hình ảnh phác họa hai người con gái của Anh hùng Wừu đang giã gạo...

Năm 2018, Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Nhằm phục vụ việc trưng bày, giới thiệu tại nhà lưu niệm, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đak Đoa đã sưu tầm được 270 hiện vật, 70 hình ảnh liên quan đến Anh hùng Wừu và lịch sử hình thành, phát triển của huyện Đak Đoa, trong đó có 58 hiện vật do người dân hiến tặng.

Cùng với đó, để tưởng nhớ công lao của Anh hùng Wừu, người dân các xã, thị trấn trong huyện đã đóng góp, ủng hộ cây xanh để trồng trong khuôn viên khu lưu niệm. Nghệ nhân nhiều ngôi làng cũng tìm gỗ, tạc tượng gửi về để tham gia trưng bày.

Bok Wừu – người dân tộc Ba Na viết lên huyền thoại Tây Nguyên - Ảnh 9.

Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2018

Trao đổi với PV, ông A Dơm – Phó chủ tịch xã Đăk Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) cho hay: "Công trình Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu có nghĩa ý rất lớn đối với người dân nơi đây. Chúng tôi rất tự hào khi nhà lưu niệm đặt tại xã Đak Sơ Mei-quê hương của Anh hùng Wừu...".

"Nhà lưu niệm là nơi trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu, hình ảnh liên quan đến Anh hùng Wừu cùng các giai đoạn phát triển của huyện Đak Đoa. Đây là "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Hiện song song với việc bảo vệ và gìn giữ "địa chỉ đỏ" này, chúng tôi đang tiếp tục vận động, kêu gọi bà con hiến tặng hiện vật, tư liệu, hình ảnh liên quan đến Anh hùng Wừu để du khách có thể hiểu rõ hơn về người anh hùng bất khuất", ông A Dơm-Phó Chủ tịch UBND xã Đăk SơMei.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem