Giá mít Thái hôm nay 3/9: Vì sao tuyệt đối không cắt bỏ bông đực thường gọi là dái mít?

Duy Khánh Thứ bảy, ngày 03/09/2022 11:34 AM (GMT+7)
Giá mít Thái hôm nay 3/9 tại ĐBSCL tương đương với hôm qua. Mít Thái Tiền Giang cao nhất 31.000 đồng/kg. Tại sao tuyệt đối không cắt bỏ bông đực, dân thường gọi là dái mít?
Bình luận 0

Giá mít Thái hôm nay 3/9: Mít Thái Tiền Giang cao nhất 31.000 đồng/kg

Theo một số vựa ở khu vực huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, giá mít Thái hôm nay 3/9 tương đương hôm qua.

Giá mít Thái hôm nay 3/9: Tại sao tuyệt đối không cắt bỏ bông đực (dái mít)? - Ảnh 1.

Giá mít Thái hôm nay 3/9 tại ĐBSCL tương đương với hôm qua. Mít Thái Tiền Giang cao nhất 31.000 đồng/kg. Tại sao tuyệt đối không cắt bỏ bông đực (dái mít)? Ảnh minh họa, nguồn facebook

Vựa 001 ở xã Tân Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang báo giá mua mít Nhất 31.000 đồng/kg, mít Nhì 21.000 đồng/kg.

Vựa Phú Tân ở xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang mua mít Kem lớn 31.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 20.000 đồng/kg.

Cũng tại Tiền Giang, thương lái vào tận vườn mua mít Kem lớn từ 29.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 18.000 - 19.000 đồng/kg.

Tại Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang và TP.Cần Thơ, đa số các vựa thông báo, mua mít Kem lớn (hoặc mít Nhất) từ 30.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ (mít Nhì) từ 20.000 đồng/kg.

Riêng các thương lái vào vườn mua mít Kem lớn (hoặc mít Nhất) từ 28.000 đồng/kg và mít Kem nhỏ (mít Nhì) từ 17.000 - 18.000 đồng/kg.

Đối với mít loại Ba và mít chợ không tăng không giảm so với hôm qua, tức vẫn còn nằm ở mức 11.000 đồng/kg đối với giá thu mua tại vựa và từ 9.000 đồng/kg đối với giá mua tại vườn.

Tại sao tuyệt đối không cắt bỏ bông đực (dái mít)?

Trong quá trình tuyển trái (cắt bỏ trái hư, trái không lớn, trái méo, trái xơ đen,...; chừa lại trái tốt để dưỡng), một số người dân có kinh nghiệm trồng mít Thái cho biết, không nên cắt bỏ bông đực (hay còn gọi là dái mít).

Nguyên nhân nên chừa lại bông đực (dái mít) trên cây là vì nó có tác dụng giúp trái chừa lại thụ phấn tròn đều hơn.

Anh Nguyễn Văn Cần ở xã Chánh Hội, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long nói: "Có một số nhà vườn, khi tuyển trái, đã cắt bỏ luôn những bông đực (dái mít) vì nghĩ rằng bông này không có tác dụng gì, thậm chí làm tiêu hao dinh dưỡng của cây."

"Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bông đực (dái mít) giúp trái chừa lại thụ phấn đều hơn, tức giúp trái phát triển tốt, không bị méo" - anh Cần nói thêm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem