Giải mã cuộc chiến vì chiếc ghế vàng nổi tiếng thế kỷ 19

Thứ ba, ngày 11/10/2022 16:32 PM (GMT+7)
Vào cuối thế kỷ 19, cuộc chiến vì chiếc ghế vàng nổ ra giữa Anh với vương quốc Ashanti. Cuộc xung đột này nổ ra khi thủ hiến Frederick Hodgson của Anh cho rằng đủ tư cách để ngồi lên ghế vàng quyền lực của người Ashanti.
Bình luận 0
Giải mã cuộc chiến vì chiếc ghế vàng nổi tiếng thế kỷ 19 - Ảnh 1.

Một cuộc chiến đặc biệt xảy ra giữa Anh với vương quốc Ashanti (ngày nay là Ghana, châu Phi) vào cuối thế kỷ 19. Các sử gia nhận định cuộc chiến vì chiếc ghế vàng là một trong những cuộc xung đột xảy ra vì lý do đặc biệt nhất. Ảnh: Pinterest

Giải mã cuộc chiến vì chiếc ghế vàng nổi tiếng thế kỷ 19 - Ảnh 2.

Cụ thể, trong thế kỷ 18 - 19, Anh mở rộng ảnh hưởng ra nhiều khu vực trên thế giới khi sở hữu sức mạnh quân sự vượt trội. Nhờ vậy, Anh đã thực hiện nhiều cuộc chinh phục và kiểm soát các vùng đất trù phú. Ảnh: Pinterest

Giải mã cuộc chiến vì chiếc ghế vàng nổi tiếng thế kỷ 19 - Ảnh 3.

Trong số này có vương quốc Ashanti. Sau khi chinh phục được vương quốc Ashanti, người Anh lưu đày vua Prempe I và người đứng đầu vùng Ejisu là Ejisuhene. Ngoài ra, một số đại thần của vương quốc Ashanti cũng bị Anh loại bỏ khỏi bộ máy cầm quyền để thuận lợi tiếp quản vùng đất này. Ảnh: Pinterest

Giải mã cuộc chiến vì chiếc ghế vàng nổi tiếng thế kỷ 19 - Ảnh 4.

Về sau, thủ hiến người Anh Frederick Hodgson trở thành người đứng đầu mới của vương quốc Ashanti. Ông châm ngòi cho một cuộc chiến mới khi cho rằng bản thân đủ tư cách để ngồi lên ghế vàng - vốn dành cho nhà vua Ashanti. Ảnh: Pinterest

Giải mã cuộc chiến vì chiếc ghế vàng nổi tiếng thế kỷ 19 - Ảnh 5.

Điều này khiến người dân Ashanti phẫn nộ và coi đó là một sự xúc phạm khủng khiếp. Nguyên do là bởi họ coi chiếc ghế vàng là biểu tượng thiêng liêng của đất nước và nó chỉ thuộc về nhà vua xuất thân từ Ashanti. Do đó, người dân Ashanti không muốn một người ngoại quốc như ông Hodgson ngồi lên ghế vàng. Ảnh: Pinterest

Giải mã cuộc chiến vì chiếc ghế vàng nổi tiếng thế kỷ 19 - Ảnh 6.

Để ngăn chặn điều này, bà Yaa Asantewa đứng lên tập hợp lực lượng, tuyên chiến với Anh. Bà là mẹ nhà vua Ejisuhene - người đang bị lưu đày. Khi cuộc chiến vì chiếc ghế vàng nổ ra, bà đang nắm quyền cai quản vùng Ejisu-Juaban. Ảnh: Pinterest

Giải mã cuộc chiến vì chiếc ghế vàng nổi tiếng thế kỷ 19 - Ảnh 7.

Bà Asantewa hô hào, kêu gọi mọi người dân của vương quốc Ashanti đứng ra bảo vệ chiếc ghế vàng linh thiêng của dân tộc. Vậy nên, bà trở thành người phụ nữ duy nhất trong lịch sử Ashanti lãnh đạo quân đội. Ảnh: Pinterest

Giải mã cuộc chiến vì chiếc ghế vàng nổi tiếng thế kỷ 19 - Ảnh 8.

Ban đầu, lực lượng do bà Asantewa chỉ huy thực hiện các cuộc tấn công và có được lợi thế khiến lực lượng Anh lui về phòng thủ. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Ảnh: Pinterest

Giải mã cuộc chiến vì chiếc ghế vàng nổi tiếng thế kỷ 19 - Ảnh 9.

Về sau, lực lượng Anh với quân số và vũ khí áp đảo đã đánh bại lực lượng của bà Asantewa. Theo đó, bà và nhiều tướng sĩ bị quân Anh bắt giữ và đưa đi lưu đày ở Seychelles. Ảnh: Pinterest

Giải mã cuộc chiến vì chiếc ghế vàng nổi tiếng thế kỷ 19 - Ảnh 10.

Theo ước tính, Anh tổn thất khoảng 1.000 quân trong cuộc chiến này. Dù thất bại và bị thôn tính hoàn toàn trước quân đội Anh nhưng người Ashanti tuyên bố họ đã chiến thắng trong cuộc chiến vì họ bảo vệ được chiếc ghế vàng, không để người ngoại quốc làm tổn hại. Vào năm 1921, bà Asantewa qua đời khi đang lưu vong. Tên tuổi của bà được ghi vào lịch sử và trở thành một trong những người phụ nữ vĩ đại trong lịch sử. Ảnh: Pinterest

PV (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem