Giảm rác thải nhựa trong du lịch: Chỉ cần một hành động này cắt giảm 3,5 tấn nhựa/năm

Huy Hoàng Thứ sáu, ngày 14/04/2023 09:44 AM (GMT+7)
Theo thống kê mới đây, Việt Nam là quốc gia có nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trên thế giới (khoảng 3,1 triệu tấn/năm trong đó lượng rác thải đổ ra đại dương khoảng từ 0,28 -0,73 triệu tấn/ năm).
Bình luận 0

Giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa từ lâu đã luôn là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Rác thải nhựa dùng 1 lần tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người cùng các loại sinh vật khác. Do tính chất khó phân hủy, rác thải nhựa đã trở nên nguy hiểm khi làm thay đổi tính chất vật lý của đất, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng và cản trở sinh trưởng của các loài động thực vật.

Theo thống kê mới đây, Việt Nam là quốc gia có nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trên thế giới (khoảng 3,1 triệu tấn/năm trong đó lượng rác thải đổ ra đại dương khoảng từ 0,28 -0,73 triệu tấn/ năm). Ngành Du lịch với hàng trăm triệu khách/ năm là một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. 

Giảm rác thải nhựa trong du lịch: Chỉ cần một hành động này cắt giảm 3,5 tấn nhựa/năm - Ảnh 1.

Rát thải, phao xốp nổi khắp mặt biển tại hai vịnh Hạ Long và vịnh Lan Hạ. Ảnh: H.H

Giảm rác thải nhựa trong du lịch: Chỉ cần một hành động này cắt giảm 3,5 tấn nhựa/năm

Đặc biệt thời gian qua, rác thải tại các điểm đến đã khiến môi trường bị ô nhiễm nặng điều này không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân mà còn làm xấu đi hình ảnh du lịch trong mắt du khách trong nước và du khách nước ngoài.

Mới nhất là câu chuyện rác thải và phao xốp nổi khắp mặt hai vịnh Hạ Long và vịnh Lan Hạ khiến nhiều du khách nước ngoài đến tham quan vịnh đã bày tỏ thất vọng và bức xúc.

Nhận thức được trách nhiệm của mình, Hiệp hội du lịch Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm (ngày 13/4) "Giảm thiểu rác thải nhựa trong du lịch" để cùng tìm ra giải pháp hạn chế rác thải nhựa.

Giảm rác thải nhựa trong du lịch: Chỉ cần một hành động này cắt giảm 3,5 tấn nhựa/năm - Ảnh 2.

Diễn giả Vũ Mỹ Hạnh - đại diện nhóm làm việc về quản lý rác thải tại nguồn ở Hội An chia sẻ kinh nghiệm. Ảnh: Huy Hoàng

Tại buổi tọa đàm có nhiều tham luận được trình bày về tác động của rác thải nhựa làm ảnh hưởng tới môi trường, gây ô nhiễm đồng thời đưa ra các giải pháp hạn chế rác thải nhựa trong đó đặc biệt là tham luận của thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) với các giải pháp thiết thực, sáng tạo và tiết kiệm, đây cũng là điểm đến nằm trong dự án "Giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành du lịch Việt Nam".

Diễn giả Vũ Mỹ Hạnh - đại diện nhóm làm việc về quản lý rác thải tại nguồn ở Hội An - cho biết, Hội An là điểm đến nổi tiếng, những năm trước dịch, số lượng khách đến đây rất đông, và với con số lượt khách này ở Hội An thì đồng nghĩa số lượng rác thải, rác thải nhựa cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận với số lượt khách.

Để giải quyết có giải pháp hạn chế rác thải nhựa này, tháng 3/2021, HHDL Quảng Nam và UBND tp Hội An ban hành Kế hoạch hành động đến năm 2023 áp dụng các doanh nghiệp du lịch giảm rác thải và rác thải nhựa, cùng các hoạt động kết nối mạng lưới và tư vấn kỹ thuật được tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện giảm rác thải biến rác thải thành tài nguyên.

"Ban đầu, khi chúng tôi bắt tay vào làm, trong quá trình tiếp cận với các doanh nghiệp du lịch, chúng tôi nhận thấy có người quan tâm, có người không quan tâm. Nhưng khi chúng tôi đề cập tới việc cùng tạo ra giá trị một điểm đến bền vững về mặt môi trường và các doanh nghiệp du lịch được hưởng lợi ích trong đó thì họ đã quan tâm và tự nguyện tham gia.

Sau khi có sự tự nguyện của các doanh nghiệp, chúng tôi đã có sự vào cuộc của các bên liên quan là chính quyền, tổ chức phát triển phi chính phủ, Nhà tài trợ, các tổ chức cung cấp giải pháp và cộng đồng địa phương", bà Mỹ Hạnh cho hay.

Và chúng tôi đã đạt được kết quả đạt sau thời gian thực hiện dự án: 50 doanh nghiệp du lịch tự nguyện ký cam kết tham gia mô hình kinh doanh giảm thiểu rác thải; Một Hệ sinh thái tái chế đang dần được hình thành và phát triển; Những Điểm đến với chủ đề Không rác thải đi vào vận hành và phát triển, xây dựng thương hiệu Hội An Điểm đến Xanh.

Đồng thời đến thời điểm hiện tại, Hội An đã có những điểm đến mang chủ đề "không rác thải", đặc biệt còn tạo ra sản phẩm du lịch du khách tham quan những điểm đến tái chế rác thải.

Giảm rác thải nhựa trong du lịch: Chỉ cần một hành động này cắt giảm 3,5 tấn nhựa/năm - Ảnh 3.

Du khách đến Hộ An tham quan phố cổ. Ảnh: Huy Hoàng

Theo bà Mỹ Hạnh, trong mấu chốt của các giải pháp mà thành phố Hội An đang thực hiện gói gọn trong  mô hình 8T, bao gồm: Tổ chức thực hiện; Từ chối; Tiết giảm; Tái sử dụng, làm đầy; Thay thế; Phân loại để tái chế; Truyền thông tham gia mạng lưới; Tạo sản phẩm dịch vụ bền vững.

Nhấn mạnh hơn trong mô hình 8T, theo bà Mỹ Hạnh đó là Hệ sinh thái tái chế: Giải pháp Đong đầy, Tái sử dụng bao bì, điều này đã đưa ra kết quả rõ rệt, bằng chứng là khách sạn La Siesta Hội An Resort & Spa đã thay thế túi nilông bọc thùng rác bằng giấy báo, sau một năm, khách sạn này đã cắt giảm hoàn toàn khoảng 3,5t nhựa.

Còn với resort Silk Sense Hoi An River từ chối dùng chai nước nhựa thay vào đó là dùng chai thủy tinh và bình lọc để khách tự làm đầy, sau một năm rưỡi resort đã giảm được việc sử dụng 20.000 chai nhựa dùng một lần.

Là người chứng kiến vịnh Hạ Long và vịnh Lan Hạ ngập tràn rác thải ông Phạm Hà - CEO Lux Group chia sẻ: "Mới đây khi tôi đưa khách đi tham quan vịnh bằng du thuyền trên mặt biển những rác thải sinh hoạt, phao xốp do các hộ nuôi trồng thủy sản phá bỏ nhưng không gom và mang về cảng, lại thả nổi trên mặt vịnh, khiến kỳ quan thiên nhiên tươi đẹp là thế nhưng lại mênh mông rác, gây ô nhiễm và phản cảm.

Tôi cho rằng, việc quản lý điểm đến tại các địa phương đang còn rất yếu kém, trong khi du khách ngày càng có trách nhiệm hơn trong bảo vệ môi trường.

Theo tôi, các điểm đến cần trách nhiệm hơn trong việc xây dựng Việt Nam thành điểm đến xanh, biến điều đó trở thành điểm mạnh của điểm đến, như Hội An được khách Tây Âu rất yêu thích và muốn ở lại lâu dài".

Giảm rác thải nhựa trong du lịch: Chỉ cần một hành động này cắt giảm 3,5 tấn nhựa/năm - Ảnh 4.

Giàng A La - Hợp tác xã dịch vụ du lịch và nông nghiệp Hang Kia tại huyện Mộc Châu, Hòa Bình. Ảnh: Huy Hoàng

Chia sẻ về giải pháp và kinh nghiệm của mình khi làm homestay tại huyện Mai Châu, Hòa Bình, bạn trẻ Giàng A La - Hợp tác xã dịch vụ du lịch và nông nghiệp Hang Kia cho hay, nếu chỉ kêu gọi mọi người hãy bảo vệ môi trường thì không ai quan tâm cả, nhưng khi nói với họ, hãy tạo ra sản phẩm để du khách đến mua. Tức là họ nhìn thấy có lợi ích của mình trong đó, thì họ sẽ tự giác thực hiện giảm rác thải nhựa.

Trước kết quả đạt được tại Hội An, ông Vũ Thế Bình cho biết, người làm du lịch cần tiên phong hành động giảm rác thải nhựa rồi từ đó sẽ tác động lôi cuốn mọi người cùng làm, đồng thời các cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương cũng cần làm gương, phải tích cực vận động người dân thực hiện giảm rác thải nhựa.

Điểm thứ hai là chia sẻ quyền lợi, đây là vấn đề khó nhất, chúng ta phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, người ta luôn luôn đặt câu hỏi chúng tôi được cái gì? Trong khi họ không để ý, khi tham gia giảm rác thải nhựa, tạo môi trường trong sạch, thì điều đó có nghĩa chính họ cũng được hưởng lợi. Người Việt Nam hay có tâm lý phải thấy ngay được cái lợi, phải sờ thấy cái lợi đó họ mới quan tâm.

"Tôi thấy Hội An hiện tốt giảm rác thải nhựa, hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm túc các cam kết. Sau hội chợ này sau tọa đàm này hiệp hội du lịch Việt Nam sẽ đưa ra một số giải pháp, sẽ vận động chính quyền các cấp cách xã hội tại địa phương. Các cơ quan quản lý điểm đến, sẽ cố gắng hình thành ra một cơ chế, có đánh giá, tôn vinh tôn vinh nhất định, rà soát lại các điểm đến, chúng ta sẽ xem coi đây là điểm đến xấu Do rác thải nhựa", ông Vũ Thế Bình nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem