Hội nghị toàn quốc về dâu tằm tơ bàn vấn đề "nóng", cấp bách

Văn Long Thứ sáu, ngày 06/03/2020 12:40 PM (GMT+7)
Trước những khó khăn mà ngành dâu tằm tơ đang phải đối mặt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tiến hành tổ chức Hội nghị Phát triển chăn nuôi tằm bền vững để tháo gỡ những khó khăn nông dân, doanh nghiệp, tổ chức trồng dâu nuôi tằm đang gặp phải, trong đó có nông dân trồng dâu nuôi tằm tỉnh Lâm Đồng.
Bình luận 0

Sáng ngày 6/3, tại TP. Đà Lạt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị Phát triển chăn nuôi tằm bền vững.

Tại hội nghị các Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương, Hiệp hội Dâu Tằm Tơ Việt Nam đã tập trung, thảo luận, đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy ngành dâu tằm tơ phát triển trong thời gian tới.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, ngành dâu tằm tơ là ngành phát triển mạnh tại Việt Nam từ rất lâu đời với diện tích, sản lượng, giá trị ngày càng tăng cao và khẳng định trên thị trường quốc tế. Minh chứng đầu tiên đó là sản lượng tơ tằm của Việt Nam vẫn đứng trong tốp 5 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Uzbekistan, Thái Lan.

img

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, sản lượng tơ tằm của Việt Nam vẫn đứng trong tốp 5 thế giới

“Sau gần 20 năm chúng ta mới tổ chức được lại một hội nghị toàn quốc về ngành dâu tằm tơ. Điều đặc biệt lại được tổ chức tại Lâm Đồng, tỉnh có diện tích chiếm 70% diện tích dâu của toàn quốc. Tôi đã được đi thực tế các mô hình chăn nuôi tằm tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), với 1ha dâu người dân có doanh thu 300 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí cũng còn 200 triệu đồng/kg.

Tuy nhiên, hiện nay ngành dâu tằm của nước ta còn gặp nhiều vướng mắc trong quản lý nhà nước, hợp tác quốc tế, liên kết chuỗi, công nghệ chế biến, kiểm dịch…Vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện các giải pháp để đưa ngành dâu tằm phát triển hơn nữa”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định.

img

Với 1ha dâu, người nuôi tằm có thu nhập 200 triệu đồng/năm sau khi trừ các loại chi phí.

Theo Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), hiện nay, giống tằm lưỡng hệ kén trắng của nước ta phải nhập khẩu đến 90% của Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-2019 xảy ra, người nuôi tằm không thể nhập giống tằm này cho sản xuất, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đầu tư cho trồng dâu.

Chính vì vậy, cần phải đưa ra các giải pháp quản lý đối với giống tằm, giống dâu, đào tạo nguồn nhân lực, thị trường, xây dựng hệ thống nhân giống và phát triển  giống tằm, giống dâu, định hướng đầu tư phát triển bền vững nghề dâu tằm tơ.

img

Do ảnh hưởng của virus corona, người dân nuôi tằm đã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong khâu nhập khẩu trứng tằm giống.

Ông Phạm S – Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, cây dâu là một trong 6 loại cây trồng chủ lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện nay, tơ lụa của Lâm Đồng đã trở thành một nét văn hóa, được đưa vào trong Festival hoa Đà Lạt. Tuy nhiên, nghề trồng dâu nuôi nằm chưa được đẩy mạnh. Trong thời gian tới, địa phương sẽ đẩy mạnh 4 yếu tố: Trứng, trồng dâu nuôi tằm, công nghệ chế biến, thị trường để phát triển chăn nuôi tằm bền vững.

Hiện nay, cả nước có 32 tỉnh có nghề trồng dâu nuôi tằm vớ khoảng 10,5 ngàn ha dâu. Trong đó vùng Tây Nguyên chiến gần 73%. Năm 2019, sản lượng kén tằm của Việt Nam đạt hơn 9.000 tấn, sản lượng tơ đạt hơn 1.200 tấn.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem