Khe Sanh - Điện Biên phủ thứ 2 (Kỳ 1): Cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân

Thứ sáu, ngày 10/08/2018 11:35 AM (GMT+7)
Cả Hoa Kỳ và Bắc Việt đều khát khao giành chiến thắng trong năm 1968 và Khe Sanh đã nổi bật trong kế hoạch của cả hai bên.
Bình luận 0

Trong chiến tranh Việt Nam, khu vực Đường 9 - Khe Sanh có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với cả Mỹ, chính quyền Sài Gòn và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khe Sanh là nơi có thể chia cắt và ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược của miền Bắc cho miền Nam, nhưng lại là nơi hạn chế khả năng Mỹ tiến công ra miền Bắc và là lá chắn để bảo vệ tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn. Hai bên đã có 66 ngày đêm quyết chiến chiến lược tại đây. 

Vào đầu năm 1968, cuộc bao vây căn cứ thủy quân lục chiến hẻo lánh tại Khe Sanh đã tràn ngập trên các kênh tin tức về cuộc chiến ở Việt Nam của Hoa Kỳ. Tướng William Westmoreland, chỉ huy tối cao của quân đội Hoa Kỳ tại Sài Gòn, gọi hành động của quân đội Bắc Việt Nam tại Khe Sanh là một “sự kiện chính yếu” của cuộc tấn công từ Bắc Việt.

img

Các bản tin đồng loạt so sánh cuộc tấn công với trận Điện Biên Phủ, một cứ điểm quân sự xa xôi của người Pháp bị bao vây và buộc phải đầu hàng trước lực lượng Quân đội Việt Nam năm 1954. Vào ngày 18.2, ngay cả khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân đang diễn ra trên khắp cả nước, tờ New York Times đã gọi cuộc đụng độ đang diễn ra tại Khe Sanh là một trận đánh lớn của Chiến tranh Việt Nam.

Trận đánh diễn ra hơn 66 ngày với các diễn biến chính đầy căng thẳng được phát hàng đêm trên các kênh truyền hình. Bốn tuần sau khi cuộc bao vây diễn ra, Tổng thống Lyndon B. Johnson và các chỉ huy quân đội của ông đã cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để giải cứu Khe Sanh.

img

Lính Mỹ đã phải gánh chịu các cuộc pháo kích, đạn bắn tỉa, các cuộc tấn công thăm dò và tấn công trên mặt đất. Tuy nhiên, cuối cùng Khe Sanh đã không trở thành một thảm kịch kiểu Alamo như người ta e ngại lúc đầu.

Qua thời gian, các sự kiện diễn ra tại Khe Sanh năm 1968 không còn thu hút được nhiều sự chú ý bằng việc diễn giải những gì đã diễn ra. Một quan điểm lịch sử xét lại đã đã trở nên thịnh hành trong những năm 1980 và Khe Sanh trở thành phép ẩn dụ cho sự quản lý cuộc chiến yếu kém của tướng Westmoreland.

img

Gần đây hơn, cuộc bao vây đã được coi như là một phương pháp xuất sắc của Bắc Việt nhằm đánh lạc hướng cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân sắp sửa diễn ra. Cách diễn giải này đã tràn ngập trong các sách lịch sử hiện thời cũng như trong bộ phim tài liệu mới đây của Ken Burns và Lynn Novick về Chiến tranh Việt Nam.

img

Trong thực tế, có rất ít chứng cứ về các ý định của Bắc Việt tại Khe Sanh và cuộc tranh luận còn lâu mới kết thúc.

Khi năm 1968 bắt đầu, cả Hoa Kỳ và Bắc Việt đều khát khao giành chiến thắng trong năm đó. Khe Sanh đã nổi bật trong kế hoạch của cả hai bên. Mỏ neo của Mỹ tại Khe Sanh là một căn cứ thủy quân lục chiến đóng tại một vùng đồi núi nằm giữa một cung đường cũ của người Pháp, Đường 9, và sông Rào Quán, cách biên giới với Lào khoảng 7 dặm và nằm cách Khu phi quân sự chia cắt Bắc và Nam Việt Nam 15 dặm.

img

Một loạt các cứ điểm hình quạt, bao gồm một căn cứ lực lượng Biệt kích Lục quân Hoa Kỳ, đã giúp bảo vệ các cung đường tiếp cận tới căn cứ từ hướng Bắc và hướng Tây.

Vào tháng Giêng năm 1968, hai sư đoàn Bắc Việt gồm khoảng 20 nghìn lính đã tiếp cận Khe Sanh từ hướng Tây, một sư đoàn khác di chuyển tới một vị trí phía Đông Bắc Khe Sanh.

img

Giai đoạn đầu tiên trong kế hoạch của Bắc Việt dành cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy là kêu gọi binh lính tiến hành một loạt các trận đánh ở bên trong nội địa nhằm kéo giãn lực lượng Mỹ ra khỏi các khu vực duyên hải đông dân cư. Một trong những trận đánh đó sẽ diễn ra tại Khe Sanh.

Các cuộc tấn công vào các đô thị miền Nam diễn ra khi Việt Nam đang chào mừng Tết Nguyên Đán vào cuối tháng Giêng năm 1968.

PV (Khám Phá)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem