Làng nuôi cá chép đỏ nổi tiếng ở xứ Thanh rộn ràng "kẻ bán, người mua" trước ngày tiễn Táo Quân chầu trời

Hữu Dụng Thứ ba, ngày 02/02/2021 10:59 AM (GMT+7)
Đến hẹn lại lên, từ ngày 20 tháng Chạp (âm lịch) hàng năm, khắp làng nuôi cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo nổi tiếng ở xứ Thanh lại tấp nập người mua kẻ bán, đâu đâu cũng rộn ràng tiếng cười nói. Mặc dù năm nay chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19, nhưng không khí nhộn nhịp nơi đây vẫn khiến người nông dân ấm lòng.
Bình luận 0
Làng nuôi cá chép đỏ nổi tiếng ở xứ Thanh trước ngày tiễn Táo Quân chầu trời - Ảnh 1.

Có mặt tại làng Tân Cổ và Tân Trúc, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) vào sáng 20 tháng Chạp (âm lịch), chúng tôi chứng kiến mọi đường làng ngõ xóm nơi đây trở nên nhộn nhịp lạ thường, bởi tiếng cười nói của người dân đang thu hoạch cá chép đỏ.

Làng nuôi cá chép đỏ nổi tiếng ở xứ Thanh trước ngày tiễn Táo Quân chầu trời - Ảnh 2.

Theo truyền thống văn hóa của người dân Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) hằng năm là ngày ông Công, ông Táo về chầu trời báo cáo những công việc năm qua ở hạ giới.

Làng nuôi cá chép đỏ nổi tiếng ở xứ Thanh trước ngày tiễn Táo Quân chầu trời - Ảnh 3.

Người dân thường cúng tiễn bằng cá chép để ông cưỡi về trời. Vì thế, để chuẩn bị cho ngày ông Công ông Táo về trời, từ 18 đến 20 tháng Chạp, các hộ nuôi cá làng Tân Cổ, Tân Trúc bắt đầu tập trung nhân lực, máy móc để hút nước, kéo lưới, đánh cá khỏi ao.

Làng nuôi cá chép đỏ nổi tiếng ở xứ Thanh trước ngày tiễn Táo Quân chầu trời - Ảnh 4.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt anh Lê Văn Ứng (47 tuổi, ở phố Bái Trúc, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) cho biết: Cá sau khi đánh khỏi ao được cho vào các tráng để tạm chờ khách đến chọn. Cá có đủ các kích cỡ, cho khách thoải mái chọn lựa. Cá nuôi cá chép đỏ Tân Cổ, Tân Trúc nổi tiếng xưa nay vì có hình dáng đẹp, đỏ đều, cá sống khỏe, nên được người dân nhiều nơi tin dùng. Ban đầu nghề nuôi cá chép đỏ xuất phát từ các hộ dân ở thôn Tân Cổ, nay đã nhân rộng ra nhiều thôn lân cận trong xã.

Làng nuôi cá chép đỏ nổi tiếng ở xứ Thanh trước ngày tiễn Táo Quân chầu trời - Ảnh 5.

Theo anh Lê Văn Ứng, đến ngày 21 tháng Chạp (âm lịch) thì thương lái chỉ việc đánh xe ôtô đến, để vận chuyển cá đi các tỉnh xa như Nghệ An, Hà Tĩnh, thậm chí Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế…

Làng nuôi cá chép đỏ nổi tiếng ở xứ Thanh trước ngày tiễn Táo Quân chầu trời - Ảnh 6.

Anh Nguyễn Văn Định (43 tuổi, ở phố Bái Trúc, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, (tỉnh Thanh Hóa) người có kinh nghiệm 3 đời nuôi cá chép đỏ cho biết: Do thời tiết khắc nghiệt nên cá năm nay không đẹp bằng mọi năm, cá nuôi chậm phát triển hơn. Sản lượng cá chép đỏ năm nay chỉ đạt 40% so với năm trước, nhưng giá cá chỉ nhỉnh hơn một chút giao động từ 120 - 150 nghìn đồng/kg. Với giá như hiện tại, năm nay gia đình tôi thu gần 100 triệu.

Làng nuôi cá chép đỏ nổi tiếng ở xứ Thanh trước ngày tiễn Táo Quân chầu trời - Ảnh 7.

Nhiều hộ nuôi cho biết, tuy là nuôi thời vụ, nhưng nuôi cá ông Công, ông Táo đã trở thành một nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân nơi đây.

Làng nuôi cá chép đỏ nổi tiếng ở xứ Thanh trước ngày tiễn Táo Quân chầu trời - Ảnh 8.

Theo thống kê của UBND thị trấn Tân Phong, toàn xã hiện có khoảng gần 200 hộ nuôi cá ông Công, ông Táo. Hiện địa phương đang có những chính sách hỗ trợ xác nhận để phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện về vốn cho người dân kinh doanh sản xuất.

Làng nuôi cá chép đỏ nổi tiếng ở xứ Thanh trước ngày tiễn Táo Quân chầu trời - Ảnh 9.

Bên cạnh đó địa phương còn tạo điều kiện cho bà con tích lũy quỹ đất, chuyển từ diện tích chuyên trồng lúa sang đất phối hợp nuôi trồng thủy sản. Nhờ đó, mỗi năm làng Tân Cổ cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 30 - 40 tấn cá chép đỏ để cúng Táo quân.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem