Giới trẻ rủ nhau ăn chè đậu đỏ trong lễ Thất Tịch vì hiểu lầm đáng yêu, đậu đỏ và hồng đậu khác xa nhau

Yên Nhiên Thứ hai, ngày 21/08/2023 13:11 PM (GMT+7)
Vài năm trở lại đây, giới trẻ Việt Nam mách nhau ăn chè đậu đỏ vào lễ Thất Tịch (7/7 Âm lịch). Vậy lễ Thất Tịch ăn chè đậu đỏ để làm gì?
Bình luận 0

Nhiều bạn trẻ rủ nhau ngày mai (ngày 7/7 Âm lịch) là lễ Thất Tịch nên đi ăn chè đậu đỏ nhưng cũng nhiều người thắc mắc "Lễ Thất Tịch ăn chè đậu đỏ để làm gì?".

Vậy lễ Thất Tịch ăn chè đậu đỏ để làm gì? 

Vài năm trở lại đây, giới trẻ Việt Nam truyền tai nhau về việc lễ Thất tịch ăn chè đậu đỏ sẽ có thể thoát kiếp cô đơn một mình. Vì vậy, nhiều người chưa có người yêu đều hồ hởi rủ nhau đi ăn chè đậu đỏ vào ngày này. 

Giới trẻ rủ nhau ăn chè đậu đỏ trong lễ Thất Tịch là hiểu lầm lớn, đậu đỏ và hồng đậu khác xa nhau - Ảnh 1.

Nhiều bạn trẻ rủ nhau ngày mai (ngày 7/7 Âm lịch) là lễ Thất Tịch nên đi ăn chè đậu đỏ nhưng lễ Thất Tịch ăn chè đậu đỏ để làm gì?

Nhiều người cho rằng, quan niệm như vậy vì lễ Thất tịch ở Trung Quốc có nhiều hoạt động liên quan đến đậu đỏ dành cho những người yêu nhau và có phong tục ăn chè đậu đỏ trong lễ Thất Tịch thì sẽ có người yêu. 

Nhưng đây lại là suy nghĩ sai lầm thái quá của giới trẻ Việt Nam. Bởi vì loại đậu biểu trưng cho lễ Thất Tịch ở Trung Quốc không có liên quan gì đến "đậu đỏ ăn được" mà chúng ta nghĩ đến. 

Giới trẻ rủ nhau ăn chè đậu đỏ trong lễ Thất Tịch là hiểu lầm lớn, đậu đỏ và hồng đậu khác xa nhau - Ảnh 2.

Đến giờ vẫn nhiều bạn trẻ hỏi nhau: "Lễ Thất tịch ăn chè đậu đỏ để làm gì?" nhưng hóa ra đang có cú lừa ngoạn mục. Đậu đỏ ăn được và "đậu đỏ" là biểu tượng của tình yêu chẳng liên quan gì đến nhau

Loại đậu đó có tên gọi là "đậu tương tư" hay "hồng đậu", "khổng tước".  Đậu tương tư là lễ vật mang ý nghĩa tình yêu, tình thân đặc sắc của Trung Quốc.

Đậu tương tư xuất hiện rất nhiều trong văn hóa Trung Quốc. Truyện xưa kể rằng vào thời Hán, có một chàng trai bị ép đi lính, người vợ của anh ngày ngày ngóng trông dưới gốc cây ở cổng làng, khóc đến nỗi ra máu mà qua đời.

Giới trẻ rủ nhau ăn chè đậu đỏ trong lễ Thất Tịch là hiểu lầm lớn, đậu đỏ và hồng đậu khác xa nhau - Ảnh 3.

Hồng đậu có loại hình trái tim, cứng như đá, màu đỏ rất đẹp

Sau khi người vợ mất, trên cây bỗng dưng kết thành những trái có màu đỏ rực, người ta cho rằng đây chính là những giọt huyết lệ của người vợ và gọi nó là "hồng đậu" hay "tương tư tử". Hạt đậu đỏ này còn có đầu màu đen, còn được gọi là "giọt lệ của tình nhân".

Hồng đậu được sinh ra từ nỗi khổ tương tư, từ những nhớ thương khôn xiết. Nhưng nỗi nhớ tương tư cũng là dư vị đẹp mà chỉ có những người yêu nhau sâu sắc và chân thành mới có được. Cũng từ đó, Hồng đậu trở thành tín vật tình yêu của người Trung Quốc.

Giới trẻ rủ nhau ăn chè đậu đỏ trong lễ Thất Tịch là hiểu lầm lớn, đậu đỏ và hồng đậu khác xa nhau - Ảnh 4.

Cũng có loại hồng đậu - "giọt lệ của tình nhân" có pha màu đen

Đậu còn có một tên khác là đậu “Khổng tước”, hạt đậu có hình trái tim, toàn bộ sắc đỏ, màu không phai, lại rất cứng không gì sánh bằng, ngụ ý đồng lòng, hoặc tâm với tâm gắn kết, và cũng là vật môi giới tốt nhất giữa bạn bè thân hữu biểu thị sự quyến luyến nhớ nhung. 

Tại Trung Quốc, đậu tương tư được xem là hạt ngọc, rất linh nên thường được kết thành vòng tay, xâu chuỗi hoặc cho vào lọ thủy tinh trang trí thật đẹp để tặng quà cho bạn bè thân thiết hoặc "crush". 

Nếu 2 người đã xác định tình yêu với nhau thì nên tặng chuỗi hạt đậu đỏ cho nhau để cầu may mắn. Trong lễ cưới, trên cổ tay cô dâu thường đeo vòng tay được làm bằng hạt đậu tương tư để cầu mong cùng chú rể đầu bạc răng long.

Giới trẻ rủ nhau ăn chè đậu đỏ trong lễ Thất Tịch là hiểu lầm lớn, đậu đỏ và hồng đậu khác xa nhau - Ảnh 5.

Những loại tín vật tình yêu làm từ hạt hồng đậu

Một số địa phương miền nam Trung Quốc chọn đậu tương tư làm lễ vật đầu tiên, tặng cho trẻ em để biểu thị ý nghĩa bình yên, trừ tà. Những đôi nam nữ thanh niên chưa kết hôn tặng cho nhau đậu tương tư biểu thị sự yêu thương. 

Những đôi nam nữ đã kết hôn xem đậu tương tư tượng trưng cho thiên trường địa cửu. Người thân tặng cho nhau đậu tương tư biểu hiện sự nhớ nhung. Mỗi khi gặp lễ tình nhân, đậu tương tư càng là một lễ vật quý báu, nó là một sự lựa chọn không thể nào khác ngoài hoa hồng. 

Đậu tương tư cũng còn được gọi là “Hồng đậu”, dùng làm tín vật tình yêu của những đôi nam nữ. Đặc tính của nó là rắn chắc như kim cương, sắc đỏ tươi như huyết không phai, hình dáng tựa trái tim, không bị sâu mọt. 

Giới trẻ rủ nhau ăn chè đậu đỏ trong lễ Thất Tịch là hiểu lầm lớn, đậu đỏ và hồng đậu khác xa nhau - Ảnh 6.

Đặc tính của nó là rắn chắc như kim cương, sắc đỏ tươi như huyết không phai, hình dáng tựa trái tim, không bị sâu mọt.

Đến giờ vẫn nhiều bạn trẻ hỏi nhau: "Lễ Thất tịch ăn chè đậu đỏ để làm gì?" nhưng hóa ra đang có cú lừa ngoạn mục. 

Loại "đậu đỏ ăn được" chẳng liên quan gì đến điển tích "hồng đậu" về tình yêu gì cả. Ăn chè đậu đỏ chỉ bổ huyết, đẹp da mà thôi. 

Còn có 1 cách để "lễ Thất Tịch ăn chè đậu đỏ có người yêu" là rủ người mình trộm thương thầm mến đi ăn chè đậu đỏ và cùng trò chuyện, tìm hiểu nhau... Cơ hội có người yêu cũng sẽ rất gần với bạn. 

Ý nghĩa của mỗi hạt hồng đậu

Tại Trung Quốc có hơn chục loại hạt "hồng đậu", trong Trải qua năm tháng người Trung Quốc lại khoác thêm cho hồng đậu những hàm ý tượng trưng. Mỗi hạt hồng đậu ngầm mang một thông điệp của tình yêu. 

Giới trẻ rủ nhau ăn chè đậu đỏ trong lễ Thất Tịch là hiểu lầm lớn, đậu đỏ và hồng đậu khác xa nhau - Ảnh 7.

Hồng đậu ban đầu là để tượng trưng cho sự thương nhớ, tương tư dần dần nó trở thành tín vật của tình yêu. Nhờ hồng đậu người ta gửi gắm tình yêu đến đối phương.

Chẳng hạn như 1 hạt hồng đậu thay cho câu nói: "Trong lòng anh chỉ có một mình em".

2 hạt hồng đậu mang ý nghĩa "Đôi ta như chim liền cánh".

3 hạt hồng đậu là câu nói "Anh yêu em". 

Còn giả như có ai đó đem tặng bạn một túi gồm 99 hạt hồng đậu tức là để thay cho câu nói "Thiên trường địa cửu" (Tình đôi ta lâu dài như trời đất). 

Ngoài ra còn một số các thông điệp khác như: 

 10 hạt: Yêu em toàn tâm toàn ý 

 11 hạt: Một lòng một dạ yêu em 

 13 hạt – Em yêu, xin hãy đón nhận tình yêu của anh 

 17 hạt – Bên em suốt đời 

 18 hạt – Thanh xuân mãi mãi 

Giới trẻ rủ nhau ăn chè đậu đỏ trong lễ Thất Tịch là hiểu lầm lớn, đậu đỏ và hồng đậu khác xa nhau - Ảnh 8.

Đến giờ vẫn nhiều bạn trẻ hỏi nhau: "Lễ Thất tịch ăn chè đậu đỏ để làm gì?" nhưng hóa ra đang có cú lừa ngoạn mục.

 19 hạt – Yêu đến tận cùng 

 21 hạt – Yêu nhất là em 

 22 hạt – Trong em có anh, trong anh có em 

 33 hạt – 3 đời 3 kiếp bên nhau 

 36 hạt – Tình yêu của anh chỉ có em 

 66 hạt – Yêu em mãi không đổi thay 

100 hạt – Bách niên giai lão; hoặc là Yêu em một vạn năm 

999 hạt – Anh là người hạnh phúc nhất trên thế gian này 

Hồng đậu ban đầu là để tượng trưng cho sự thương nhớ, tương tư dần dần nó trở thành tín vật của tình yêu. Nhờ hồng đậu người ta gửi gắm tình yêu đến đối phương. 

Lễ Thất Tịch 2023 nên làm gì?

Thăm chùa, khấn Phật cầu an lành

Đi chùa cầu phúc là một thói quen vào ngày lễ Thất Tịch mùng 7 tháng 7. Người dân quan niệm rằng vào ngày đoàn tụ của Ngưu Lang và Chức Nữ cùng nhau đi chùa sẽ tạo nên điềm lành cho cả gia đình.

Giới trẻ rủ nhau ăn chè đậu đỏ trong lễ Thất Tịch là hiểu lầm lớn, đậu đỏ và hồng đậu khác xa nhau - Ảnh 9.

Thả đèn lồng

Thả đèn lồng cùng người thương cũng là việc không thể thiếu vào ngày này. Những chiếc đèn lồng đại diện cho những ước mong của các đôi trai gái cho một tổ ấm lâu dài.

Tặng quà cho những người thân, đặc biệt là chồng/vợ mình

Tặng quà để thể hiện lời yêu thương đến với đối phương sẽ là lời tỏ tình rõ nhất trong tình yêu. Vào ngày này, các đôi nam nữ sẽ tặng quà cho nhau, hoặc vợ chồng trao nhau những món đồ đối phương thích nhằm mong tương lai an lành.

Nếu bạn kiếm được 1 chiếc vòng hồng đậu hoặc 1 số hạt hồng đậu để gửi gắm lời yêu thương cho người yêu mình với mong muốn tình yêu "bền vững mãi mãi" thì càng có ý nghĩa. 

Lễ Thất Tịch không nên làm gì?

Tránh dạm hỏi, tổ chức lễ cưới vào ngày này

Dù được hội ngộ mỗi năm một lần nhưng Ngưu Lang và Chức Nữ phải chịu chia cách các ngày còn lại trong năm. Chính vì thế mà cưới hỏi vào ngày này như một điềm báo cho sự chia xa, ly biệt.

Không xây nhà, trùng tu tổ ấm

Ngày lễ Thất Tịch thường rơi vào mùa mưa, điều này gây bất lợi cho việc xây nhà hay trùng tu lại nhà cửa. Tránh thi công vào ngày này để tránh những xui xẻo không đáng có xảy đến.

Lễ Thất Tịch là dịp lễ truyền thống đáng lưu giữ của người dân phương Đông. Vào ngày này, ta có dịp để trao yêu thương với người mà ta thầm thương trộm nhớ. Rất nhiều người đã “thoát ế” được nhờ sốt sắng giữ kiêng giữ lành vào ngày đặc biệt này. Lễ Thất Tịch sắp đến rồi, chúc bạn một dịp lễ đầy may mắn và an vui!

Ngày lễ Thất Tịch 2023 là ngày gì?

Truyền thuyết ra đời của ngày lễ Thất Tịch là một câu chuyện tình từ rất lâu của Ngưu Lang và Chức Nữ. Chức Nữ là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, nàng rơi vào lưới tình với chàng trai phàm thế Ngưu Lang. Hai người sống với nhau ngọt ngào suốt quãng thời gian dài.

Sau khi có với nhau 2 người con, một ngày nọ Chức Nữ phải trở về thiên giới theo lệnh của mẹ. Ngưu Lang vì không thể chịu đựng được nỗi nhớ khi chia xa nên đã đuổi theo vợ đến tận sông Thiên Hà - ranh giới trời đất. Chàng đợi mãi đợi mãi nhưng chẳng thấy nàng quay trở về, cuối cùng biến thành sao Ngưu Lang túc trực mãi bên sông Thiên Hà ngày nào.

Sự chờ đợi của chàng đã chạm đến lòng thương xót của Vương Mẫu Nương Nương, vì thế hàng năm Người đã đồng ý cho Ngưu Lang và Chức Nữ đoàn tụ vào ngày 7/7 Âm lịch.

Dân ta gọi ngày này là ngày lễ Thất Tịch với quan niệm những ai yêu nhau thật lòng sẽ gặp được nhau dẫu khó khăn thế nào.

Ngoài ra, lễ Thất Tịch còn được mệnh danh là ngày lễ tình nhân của châu Á vì đến ngày này, các đôi nam nữ có tình ý sẽ tỏ tình với nhau, vợ chồng thì tặng quà như lời yêu thương đến đối phương.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem