Loại lá vốn chỉ dùng ăn kèm, mọc nơi bờ bụi không ngờ lại là "thần dược" với bệnh dạ dày

P.V Thứ bảy, ngày 08/07/2023 09:36 AM (GMT+7)
Lá mơ lông là một loại rau ăn kèm rất phổ biến trong các bữa ăn của gia đình Việt Nam. Không chỉ là loại rau gia vị độc đáo, lá mơ lông còn là một vị thuốc Đông y, đặc biệt tốt cho các bệnh liên quan đến dạ dày.
Bình luận 0

Công dụng của lá mơ lông

Lá mơ lông có tên khoa học là Paederia tomentosa, loại lá này còn nhiều tên gọi dân gian khác như lá mơ tam thể, hoặc lá thúi địch.

Lá mơ lông là cây dây leo, dễ mọc hoang và cũng rất dễ trồng bởi khả năng thích nghi cao. Lá mọc kiểu đối xứng, có hình trái trứng và có màu tím nhạt. Cả hai mặt của lá mơ lông đều có lông mịn.

Lá mơ đã được con người sử dụng lâu đời vì những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và nhiều công dụng chữa bệnh. Loại thảo mộc này có đặc tính kháng virus, chống tiêu chảy, chống ung thư, chống ho và chống viêm.

Theo Trang thông tin của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, phần lớn thành phần hóa học của cây lá mơ nằm ở phần lá. Những thành phần này bao gồm: sitosterol, carbohydrate, iridoid glycoside, alkaloid, axit ascorbic, β-sitosterol, axit amin, stigmasterol, flavonoid, dầu dễ bay hơi và axit galacturonic. 

Hầu như tất cả các bộ phận của cây lá mơ bao gồm rễ, thân, lá, quả và hạt đều được sử dụng để hỗ trợ nhiều vấn đề sức khỏe.

Loại lá vốn chỉ dùng ăn kèm, mọc nơi bờ bụi không ngờ lại là "thần dược" với bệnh dạ dày - Ảnh 1.

Không chỉ là loại rau gia vị độc đáo, lá mơ lông còn là một vị thuốc Đông y, đặc biệt tốt cho các bệnh liên quan đến dạ dày. Ảnh: T.L

Theo y học cổ truyền, lá mơ có vị đắng, tính mát. Lá mơ thường được sử dụng để chữa các chứng phong thấp, đau nhức, đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đầy bụng, ho đàm, viêm phế quản, chậm tiêu, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích, gan, lách sưng to, trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), mụn nhọt mọc ở lưng,...

Các nhà khoa học đã tìm ra được một loại alkaloid trong lá mơ lông có tên gọi paederin và tinh dầu sulfur dimethyl disulphide. Đây là các hoạt chất hoạt động tương tự như thuốc kháng sinh và kháng viêm. Đặc biệt, lá mơ lông có tác dụng mạnh mẽ đối với ký sinh trùng đường ruột như lỵ, giun đũa, giun kim, trực khuẩn...

Một số bài thuốc từ lá mơ lông

Theo các nhà khoa học, lợi ích nổi bật nhất của lá mơ lông đối với sức khỏe chính là hàng loạt công dụng của loại rau gia vị này đối với dạ dày.

Nếu bị sôi bụng và khó tiêu, chỉ cần dùng một nắm lá mơ lông tươi rửa sạch, sau đó giã thành nước thuốc để uống trong khoảng 2 - 3 ngày, tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể. 

Trong trường hợp tiêu chảy, bụng đau quặn, nước tiểu vàng đậm, nóng rát hậu môn và thường xuyên khát nước, bạn có thể cải thiện vấn đề bằng 16 gram lá mơ kết hợp với 8 gram nụ sim, sau đó sắc với 500ml nước đến khi còn dưới phân nửa, chia thành 2 lần uống trong ngày. 

 Tác dụng của lá mơ đối với đau dạ dày: lá mơ lông cũng có thể trị đau dạ dày. Bạn có thể dùng khoảng 20 gram đến 30 gram lá mơ đã rửa sạch, sau đó giã thành nước để uống hàng ngày. Lá mơ lông cũng có hiệu quả điều trị đối với kiết lỵ. 

Trong trường hợp bị co giật thường xuyên, bạn có thể cải thiện triệu chứng bằng lá mơ lông. Hãy nghiền nát khoảng 15 đến 60 gram lá mơ tươi với nước ấm, sau đó thêm muối, chắt lọc thành nước uống. Nước thuốc lá mơ chống co giật nên được uống trước bữa tối và uống hàng ngày.

Để trị thấp khớp, hãy lấy khoảng 15 đến 60 gram lá mơ tươi để đun sôi trong nước, rồi bỏ xác và gạn lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 lần để có hiệu quả điều trị cao.

Dùng lá mơ trị mụn và trị ghẻ: giã nát lá mơ lông rồi lấy nước cốt, sau đó thoa trực tiếp lên vùng nốt mụn, nốt ghẻ. Bạn nên áp dụng cách thức này trong ít nhất 3 ngày để bắt đầu có tác dụng thấy được. Đối với bệnh đậu mùa: hãy nghiền lá mơ lông cùng với nước và muối, sau đó đắp hỗn hợp này lên khu vực các nốt đậu mùa.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem