Lý do Mỹ sợ Su-27 của Nga

Duy Anh Chủ nhật, ngày 24/07/2016 14:39 PM (GMT+7)
Cho đến nay, chiến đấu cơ đa chức năng thế hệ thứ tư Su-27 là máy bay quân sự tốt nhất của Liên Xô vẫn là đối thủ mạnh mẽ trên không của Mỹ, chuyên gia Robert Farley cho biết.
Bình luận 0

Hầu hết các máy bay quân sự huyền thoại của Liên Xô được chế tạo bởi Văn phòng thiết kế thử nghiệm Mikoyan và Gurevich, đặc biệt là máy bay chiến đấu MiG-15, MiG-20, MiG-25 và MiG-29. Máy bay Su-27 được phát triển bởi Văn phòng thiết kế Sukhoi. Máy bay được chế tạo để chống máy bay chiến đấu của Mỹ trên bầu trời miền trung châu Âu trong trường hợp xẩy ra xung đột giữa khối Hiệp ước Warsaw và NATO, cũng như để bảo vệ không phận Liên Xô bởi máy bay ném bom của Mỹ.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Su-27 đã trở thành một trong những máy bay chiến đấu xuất khẩu cao cấp nhất, bài báo cho biết.

Chuyên gia Robert Farley, cũng là tác giả bài báo trên Nationalinterest cho biết, các nhà phát triển Su-27 đã tập trung vào đặc điểm máy bay chiến đấu trong mọi thời tiết F-15 (Eagle), Su-27 có nhiều điểm giống máy bay Mỹ với vũ khí mạnh mẽ và tầm xa. Tuy nhiên, thiết kế của máy bay Liên Xô hoàn toàn khác. Su-27 được chế tạo với ưu thế chiến đấu trên không, cùng lúc có thể giải quyết một cách tuyệt vời nhiệm vụ của máy bay đánh chặn lẫn máy bay tấn công.

img

Một chiếc Su-27 của không quân Nga. ẢNh NI

Thiết kế căn bản của Su-27 về mặt khí động học tương tự  MIG-29, nhưng lớn hơn. Động cơ phản lực của Su-27 là loại Lyulka AL-31F, khoảng cách giữa 2 động cơ khá lớn, vừa để an toàn vừa để đảm bảo không gián đoạn luồng khí xuyên qua những khe lấy không khí. Su-27 là máy bay đầu tiên của Liên Xô có hệ thống điều khiển fly by wire được phát triển dựa vào kinh nghiệm thiết kế của Sukhoi T-4 - một dự án máy bay ném bom. Kết hợp với lực ép lên cánh tương đối thấp và hệ thống điều khiển bay cơ bản mạnh, nó làm cho máy bay nhanh nhẹn một cách khác thường, máy bay vẫn có thể kiểm soát ở tốc độ rất thấp và góc đụng lớn, hoặc tắt động cơ đột ngột khi bổ nhào và thực hiện các kỹ thuật bay nhào lộn. Các loại máy bay cùng thời của Mỹ như F-15 đều không có khả năng thực hiện thao tác bay “Rắn hổ mang Pugachev” như Su-27. Khi xem thao tác cơ động này, các phi công Mỹ đã kinh ngạc là tại sao máy bay không bị vỡ tan trong không trung.

Ngoài những cải tiến thêm vào để tăng tính nhanh nhẹn, Su-27 sử dụng thể tích lớn bên trong để chứa nhiên liệu, nó có sức chứa nhiên liệu rất lớn. Trong mức mang nhiên liệu cực đạt cho phép, nó có thể mang 9.400 kg (20.700 lb) nhiên liệu, trong khi bình thường nó có thể mang 5.270 kg (11.620 lb) nhiên liệu.

Su-27 được trang bị vũ khí với một pháo đơn 30 mm Gryazev- Shiunov trong mạn phải thân máy bay, và có tới 10 điểm treo tên lửa và các vũ khí khác. Tên lửa trang bị tiêu chuẩn của Su-27 cho không chiến là Vympel R-73 (AA-11 Archer), Vympel R27 (AA-10 'Alamo'), sau này là các kiểu tên lửa được mở rộng tầm bay và hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại.

Máy tính trên khoang của Su-27 lại ngang bằng về hiệu suất và bộ nhớ so với F-15 của Mỹ. Nhưng máy tính của Su-27 hiệu quả hơn khi giải quyết các bài toán điều khiển máy bay và hỏa lực, đó là nhờ trình độ rất cao của các chuyên gia lập trình Nga.

img

Su-27 có hệ thống hiển thị trước buồng lái (HUD) và hệ thống hiển thị ngắm bắn trên mũ của phi công kết nối với nhau, và chúng tương thích với tên lửa R-73, sự nhanh nhẹn cùng các yếu tố khác đã làm Su-27 trở thành một trong số máy bay không chiến tầm gần tốt nhất thế giới. Radar ban đầu được trang bị là Phazotron N-001 (NATO 'Slot Back'), là một radar xung doppler khả năng theo dõi trong khi đang quét, nhưng bộ xử lý của nó tương đối cổ, làm cho nó trở nên dễ dàng bị tổn thương với những báo động sai và mù mục tiêu. Su-30 và Su-35 có radar cao cấp có tầm quét lớn hơn là Phazotron 'Bars' N-011M, với một hệ thống điện tử quét mạng bị động rất nhạy, cải thiện tầm quét, có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc.

Radar là một vấn đề phát triển chính cho Su-27. Nhu cầu ban đầu của Liên Xô rất tham vọng, họ yêu cầu một radar có khả năng giao chiến được với nhiều mục tiêu, có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu là những máy bay ném bom từ khoảng cách 200 km (những mục tiêu có diện tích phản xạ sóng radar RCS là 16 m², đó là những máy bay ném bom đối thủ của Tu-16). Những điều này vượt xa so với tầm tìm kiếm của radar APG-63 trang bị cho F-15 (khoảng 180 km đối với những mục tiêu có RCS là 100 m²) và nói chung có thể so sánh được với radar mảng pha Zaslon nặng 1 tấn sử dụng trên MIG-31.

Với những tính năng vượt trội như trên, Su-27 vẫn là đối thủ nặng ký trên không của không quân Mỹ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem