Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"

Hoan Nguyễn Thứ tư, ngày 13/03/2024 06:00 AM (GMT+7)
Trước đây, Trung Sơn được coi là vùng "lõi nghèo" của huyện miền núi Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Sơn đã từng bước thay da đổi thịt, người dân mạnh dạn trồng quế theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo…
Bình luận 0
Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"- Ảnh 1.

Trung Sơn là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, có đa phần đồng bào các dân tộc Mường, Dao, Mông sinh sống. Song, từ nỗ lực vượt khó của hệ thống chính trị và mỗi người dân, cùng sự trợ giúp của các cấp, ngành thông qua các chương trình, dự án đã giúp xã nghèo Trung Sơn từng bước chuyển mình.

Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"- Ảnh 2.

Những ngày đầu xuân mới 2024, nhịp sống ở xã vùng cao Trung Sơn tất bật, hối hả hơn. Trước kia, một năm chỉ quanh quẩn với 2 vụ sản xuất nông nghiệp, thì nay bà con đã đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"- Ảnh 3.

Đặc biệt, từ khi xã Trung Sơn triển khai thực hiện dự án hồ chứa nước Ngòi Giành, gần 300 hộ dân thuộc diện thu hồi đất được di dời về 3 khu tái định cư khang trang, sạch, đẹp là khu Dùng, Đâng, Sặt. Nhờ đó, bà con yên tâm an cư lập nghiệp, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia đình theo hướng hàng hóa. Trong đó, tập trung vào phát triển cây quế, cây chè, kết hợp chăn nuôi, phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản...

Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"- Ảnh 4.

Những ngôi nhà khang trang san sát, đường sá rộng rãi, hoa nở bốn mùa... khiến cho diện mạo khu tái định cư Sặt - nơi sinh sống của hơn trăm hộ đồng bào dân tộc Mường, xã Trung Sơn như bừng sáng.

Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"- Ảnh 5.

Ông Phùng Văn Phương (khu tái định cư Sặt, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) chia sẻ: “Nằm mơ chúng tôi cũng không nghĩ mình có được cuộc sống như ngày hôm nay. Đời ông bà, cha mẹ và nửa đời của tôi nữa sống trong cảnh lam lũ, cái đói, cái nghèo cứ bủa vây chẳng có lối thoát. Nhưng từ vài năm trở lại đây, điện lưới quốc gia được kéo đến tận khu, đường giao thông mở rộng, nâng cấp, đồng bào mừng lắm rồi. Nay chúng tôi còn được sống trong căn nhà khang trang, mỗi hộ bình quân được 400m2 tha hồ để nông cụ, lúa, ngô, khoai, sắn và các sản vật khác".

Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"- Ảnh 6.

Cây quế được ví là "cây thoát nghèo" của Trung Sơn. Ở đây, người người, nhà nhà sống nhờ rừng, bám vào rừng và trông coi rừng Đồng bào dân tộc Mường, Dao, Mông không còn nghĩ đến chuyện du canh.

Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"- Ảnh 7.

Tính riêng năm 2023, xã Trung Sơn thực hiện chính sách hỗ trợ trồng rừng theo Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Phú Thọ với tổng số diện tích được hỗ trợ cây quế là 233,38ha, cho 233 hộ hỗ nhận tiền hỗ trợ. Trong năm, người dân khai thác đạt hơn 486 tấn vỏ quế, khoảng 132ha gỗ trồng và 154,7 tấn măng tươi... Đến vụ thu hoạch quế, có hộ gia đình thu được cả trăm triệu đồng.

Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"- Ảnh 8.

Gia đình bà Đinh Thị Tuyết (khu Đâng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) được biết đến là hộ sản xuất giỏi, điển hình tiên tiến trong trồng rừng kết hợp chăn nuôi gia súc gia cầm tại địa phương. Bà Tuyết cho hay, trước đây, các hộ dân khu Đâng sống vất vả, phân tán ở những ngọn đồi, sườn núi. Về ở khu định cư mới, nhà cửa, đường sá kiên cố, đẹp như phố, ai ai cũng mừng lắm. Trẻ con được đến lớp học hành đầy đủ; người dân được hỗ trợ vốn, con giống, kỹ thuật trồng cây, nuôi lợn, nuôi trâu, bò... đem lại hiệu quả cao. Từ trồng quế kết hợp chăn nuôi, mỗi năm gia đình bà Đinh Thị Tuyết thu được hơn 300 triệu đồng.

Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"- Ảnh 9.

Khu định cư Đâng ở xã nghèo Trung Sơn đã thành lập HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp thủy sản hồ Ngòi Giành, vừa kết hợp nuôi trồng thủy sản vừa phát triển dịch vụ ăn uống theo hướng du lịch trải nghiệm. Bước đầu, HTX cung ứng phân bón thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh chăn nuôi của bà con...

Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"- Ảnh 10.

Theo đánh giá của lãnh đạo UBND xã Trung Sơn, những năm gần đây, kinh tế xã hội của xã từng bước phát triển là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều dự án thiết thực triển khai trên địa bàn. Từ đó, giúp hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng, người dân được trang bị kiến thức và tiếp cận với cách thức sản xuất mới để nâng cao hiệu quả lao động.

Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"- Ảnh 11.

Khi triển khai mô hình chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp mới, các hộ dân được thụ hưởng chính sách cơ chế vốn, chuyển giao tiến bộ KHKT, tư vấn hướng dẫn phương pháp chăn nuôi, trồng trọt, tìm đầu ra tiêu thụ nên ngày càng nhanh nhẹn, nắm bắt xu thế, nâng cao hiệu quả sản xuất; tạo sinh kế, nâng cao thu nhập. Đây là cơ sở để người dân ở vũng lõi nghèo Trung Sơn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững.

Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"- Ảnh 12.

Khắp các khu trong xã Trung Sơn được lắp hệ thống đèn điện chiếu sáng, kết nối mạng internet. Riêng tại khu tái định cư Đâng, có 5 điểm phát wifi miễn phí, phủ sóng hơn 60% toàn khu dân cư. Tính hết năm 2023, 15/15 khu trong xã Trung Sơn đạt khu dân cư văn hóa; gần 90% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa...

Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"- Ảnh 13.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất các nhà trường được quan tâm đầu tư, xây dựng ngày càng khang trang. Trung Sơn không còn lớp học, trường học dột nát; đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn ở tất cả các cấp học; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa, nhà trường, gia đình và địa phương...

Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"- Ảnh 14.

Đến năm 2023, xã đặc biệt khó khăn Trung Sơn đã đạt 11/19 tiêu chí xây dựng NTM; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 18,7%; thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng/người/năm. Năm 2024, xã Trung Sơn phấn đấu hoàn thành khu Đâng, khu Sặt đạt chuẩn nông thôn mới...

Xã "lõi nghèo" của Phú Thọ hôm nay đường nhựa bon bon, wifi miễn phí, lướt mạng "mượt"- Ảnh 15.

Từ xã đặc biệt khó khăn, không điện, không đường, không trường, không trạm, đến nay Trung Sơn thực sự bứt phá, thay da đổi thịt. Dù còn nhiều khó khăn, hạn chế do nguồn lực, điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân còn thấp, nhưng giữa bạt ngàn màu xanh của rừng quế, những ngôi nhà mới xây, mô hình nông nghiệp đầu tư bài bản theo hướng hàng hóa sẽ ngày càng tô điểm thêm cho “bức tranh” xã vùng cao Trung Sơn ấm no, hạnh phúc.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem