Mỹ quyết loại bỏ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei: Chiến dịch 3 tỷ đô la bắt đầu

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 16/07/2022 13:06 PM (GMT+7)
Một cơ quan quản lý viễn thông Hoa Kỳ cho biết cần thêm 3 tỷ đô la để tài trợ cho việc loại bỏ các thiết bị của các công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc là Huawei và ZTE ra khỏi Hoa Kỳ, nâng tổng chi phí lên 4,9 tỷ đô la, cơ quan đã nói với Quốc hội Mỹ vào hôm 15/7.
Bình luận 0

Các quan chức Hoa Kỳ từ lâu đã phàn nàn rằng các công ty Trung Quốc có quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thay mặt Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa thu thập thông tin nhạy cảm. Đảng Cộng sản Trung Quốc trước đây đã nói rằng họ không tham gia vào hoạt động gián điệp công nghiệp. 

Nhưng dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã thêm hàng loạt công ty Trung Quốc vào danh sách đen kinh tế của mình. Những người này bao gồm nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu của đất nước, Huawei, nhà sản xuất chip hàng đầu SMIC và nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất, SZ DJI Technology hay nhà viễn thông ZTE.

Trong một nỗ lực nhằm cô lập hơn nữa Huawei của Trung Quốc, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, cũng như ZTE, Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã hoàn tất chương trình trị giá 1,9 tỷ USD để bóc tách và thay thế thiết bị từ các công ty viễn thông Trung Quốc bị chính phủ Mỹ coi là rủi ro an ninh quốc gia. Chương trình này nhằm trợ cấp chi phí cho các công ty viễn thông nhỏ ở Mỹ để thay thế thiết bị của các công ty như Huawei và ZTE trong nỗ lực bảo đảm an toàn cho các mạng của Mỹ.

Tuy nhiên, mới đây một cơ quan quản lý viễn thông Hoa Kỳ cho biết cần thêm 3 tỷ USD để tài trợ cho việc loại bỏ các thiết bị của các công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc là Huawei và ZTE ra khỏi Hoa Kỳ, nâng tổng chi phí lên 4,9 tỷ đô la, cơ quan đã nói với Quốc hội Mỹ vào hôm 15/7.

Jessica Rosenworcel, chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ cho biết hôm 15/7 trong một bức thư gửi Thượng nghị sĩ Maria Cantwell, người đứng đầu Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải, cho biết Chương trình Bồi hoàn sẽ yêu cầu 4,98 tỷ USD, phản ánh mức thiếu hụt hiện tại là 3,08 tỷ USD. Vì Quốc hội Mỹ chỉ chiếm 1,9 tỷ USD để tài trợ cho quá trình loại bỏ, nên các công ty viễn thông Mỹ sẽ chỉ được hoàn trả khoảng 40% chi phí, bà nói thêm.

Chính phủ Hoa Kỳ đã coi các công ty Trung Quốc là một nguy cơ an ninh quốc gia. Ảnh: @AFP.

Chính phủ Hoa Kỳ đã coi các công ty Trung Quốc là một nguy cơ an ninh quốc gia. Ảnh: @AFP.

Vào năm 2019, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật giao cho FCC buộc các hãng viễn thông của Mỹ nhận trợ cấp liên bang để thanh lọc mạng lưới thiết bị viễn thông có nguy cơ gây ra rủi ro an ninh quốc gia, với lời hứa sẽ bồi hoàn.

FCC đã chỉ định Huawei và ZTE là mối đe dọa, buộc các công ty Mỹ phải loại bỏ thiết bị của họ hoặc là sẽ phải bị đóng băng khỏi quỹ trợ cấp của chính phủ 8,3 tỷ USD để mua thiết bị mới. Tuy nhiên, để tài trợ cho cái gọi là nỗ lực "xé và thay thế", Quốc hội Mỹ chỉ chiếm 1,9 tỷ USD, đặt ra câu hỏi về việc chương trình loại bỏ sẽ được thực hiện hiệu quả như thế nào.

"Nếu không có khoản chi bổ sung, Ủy ban sẽ áp dụng kế hoạch ưu tiên mà Quốc hội Mỹ đã chỉ định", Rosenworcel cho biết trong thư và nói thêm rằng Ủy ban sẽ bắt đầu xử lý các yêu cầu bồi hoàn "khi phân bổ được ban hành trong những ngày tới".

Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo trước đây đã mô tả Huawei và các công ty công nghệ khác do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn là "con ngựa thành Troy cho tình báo Trung Quốc". Phó Chủ tịch Huawei tại Hoa Kỳ, Glenn Schloss, cho biết trong một tuyên bố rằng công ty "thất vọng" trước chương trình này, gọi đây là "một nỗ lực không thực tế để sửa chữa những gì không hề bị hỏng".

Schloss cho biết: "Sáng kiến của FCC chỉ tạo ra những thách thức đặc biệt cho các nhà viễn thông ở những vùng nông thôn / vùng sâu vùng xa nhất của Hoa Kỳ để duy trì cùng mức độ và chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng mà không bị gián đoạn", Schloss nói thêm rằng FCC đã "sử dụng chính sách trong nỗ lực đưa ra một tuyên bố về địa chính trị thì đúng hơn".

Một cơ quan quản lý viễn thông Hoa Kỳ cho biết cần thêm 3 tỷ đô la để tài trợ cho việc loại bỏ các thiết bị của các công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc là Huawei và ZTE ra khỏi Hoa Kỳ, nâng tổng chi phí lên 4,9 tỷ đô la, cơ quan đã nói với Quốc hội Mỹ vào hôm 15/7.

Một cơ quan quản lý viễn thông Hoa Kỳ cho biết cần thêm 3 tỷ đô la để tài trợ cho việc loại bỏ các thiết bị của các công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc là Huawei và ZTE ra khỏi Hoa Kỳ, nâng tổng chi phí lên 4,9 tỷ đô la, cơ quan đã nói với Quốc hội Mỹ vào hôm 15/7. Ảnh; @AFP.

Sau Mỹ, Canada hiện đã chuyển sang cấm các công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc là Huawei và ZTE khỏi mạng 5G của họ để đảm bảo "an toàn lâu dài cho cơ sở hạ tầng viễn thông của quốc gia". Sau bước đi của các đối tác - bao gồm Anh, Mỹ, Úc và New Zealand - Canada đã quyết định cấm hai công ty công nghệ Trung Quốc này vào đầu năm 2028.

"Chính phủ Canada đang đảm bảo sự an toàn lâu dài cho cơ sở hạ tầng viễn thông của chúng tôi. Theo đó, chính phủ dự định sẽ cấm đưa các sản phẩm và dịch vụ của Huawei và ZTE vào các hệ thống viễn thông của Canada", Bộ trưởng Bộ Đổi mới, Khoa học và Công nghiệp Francois-Philippe Champagne cho biết trong một tuyên bố.

Động thái này sẽ cải thiện các dịch vụ Internet di động của Canada và "bảo vệ sự an toàn và an ninh của người dân Canada". Các công ty viễn thông hoạt động tại Canada sẽ không còn được phép sử dụng thiết bị hoặc dịch vụ được chỉ định do Huawei và ZTE cung cấp.

"Ngoài ra, các công ty đã sử dụng thiết bị này được lắp đặt trong mạng của họ sẽ phải ngừng sử dụng và gỡ bỏ nó", Bộ trưởng nói. Trong khi đó, Bắc Kinh đã phản ứng trước động thái của Canada, nói rằng những lo ngại về an ninh mà Canada nêu ra là "cái cớ để thao túng chính trị", cáo buộc Canada câu kết với Mỹ để trấn áp các công ty Trung Quốc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem