Mỹ "ra đòn" mạnh, Facebook có nguy cơ bị tan rã

Hồng Quân Thứ bảy, ngày 12/12/2020 09:00 AM (GMT+7)
Mới đây Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ (FTC) đã khởi kiện chống độc quyền với Facebook khi cáo buộc công ty này 'cá lớn nuốt cá bé'. Nếu bị phán quyết có tội, Facebook sẽ đứng trước nguy cơ phải bán cả Instagram và WhatsApp.
Bình luận 0

Nguy cơ Facebook phải bán cả Instagram và WhatsApp

Bị kiện chống độc quyền, Facebook có bị tan rã? - Ảnh 1.

Theo đó Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) đã đệ đơn kiện chống độc quyền chống lại Facebook. FTC và một liên minh các bang cũng kiện Facebook về việc công ty mua lại ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram với giá 715 triệu USD vào năm 2012 và thương vụ 22 tỷ USD cho dịch vụ nhắn tin WhatsApp hai năm sau đó. Theo FTC thì Facebook đã lợi dụng sức mạnh của mình để mua lại 2 công ty này nhằm áp dụng chiến thuật "cá lớn nuốt cá bé". Chính vì vậy Facebook phải thoái vốn khỏi 2 công ty này qua đó đe dọa "đế chế" mà Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg dày công xây dựng.

Nên biết rắng, phần lớn tăng trưởng của Facebook trong thời gian qua là đến từ Instagram và WhatsApp. Với việc đặt trọng tâm vào thương mại điện tử, nếu mất Instagram và WhatsApp thì Facebook đứng trước nguy cơ bị mất giá trị lớn cổ phiểu. Cổ phiếu của Facebook đã tăng hơn 35% vào năm 2020 so với năm 2012 - thời điểm họ mới mua Instagram. Tuy nhiên với đơn kiện của FTC, cổ phiếu của Facebook đã giảm tới 4% vào thứ Tư, kết thúc ngày giao dịch giảm thêm khoảng 2%.

Theo các chuyên gia, việc Facebook mua lại các nền tảng đối thủ tiềm năng vì một ngày nào đó các mạng xã hội sẽ lụi tàn. Khi đó các nền tảng đối thủ lúc này sẽ là xu thế mà người dủng chuyển sang sử dụng. Mất Instagram và WhatsApp thì Facebook và Mark Zuckerber đối mặt với việc mất "bảo hiểm" cho tương lai của chính mình.

Bị kiện chống độc quyền, Facebook có bị tan rã? - Ảnh 2.

Trong khi đó, Facebook lập luận cho rằng họ không hề có ý định "dập tắt" các công ty con. Gã khổng lồ công nghệ lập luận rằng nhờ có họ mà Instagram và WhatsApp tiếp cận được với nhiều người hơn và cải thiện đáng kể chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên việc Facebook mua lại quá nhiều ứng dụng đối thủ thời gian qua khiến FTC nghi ngờ về sự cạnh tranh không lành mạnh. 


Vụ kiện này của FTC là vụ kiện lớn nhất trong ngành công nghệ tại Mỹ trong gần 20 năm qua. Lần gần nhất một gã khổng lồ bị kiện là Microsoft vào năm 1999. Khi đó công ty của Bill Gates đã bị kiện vì độc quyền công nghệ và mua lại các công ty nhỏ hơn nhằm hạn chế cạnh tranh. Sau vụ kiện, Microsoft đã phải tách ra làm nhiều công ty con, qua đó mở đường cho sự bùng nổ Internet và công nghệ tại Mỹ những năm sau đó.

Tầm quan trọng của Instagram và WhatsApp với Facebook

Thương mại điện tử

Bị kiện chống độc quyền, Facebook có bị tan rã? - Ảnh 3.

Mất Instagram và WhatsApp sẽ khiến tham vọng tham gia thị trường thương mại điện tử của Facebook trở nên vô cùng khó khăn. Hiện tại Facebook gần như đã khai thác hết mọi vị trí đặt quảng cáo trên ứng dụng của mình. Thậm chí Facebook còn bị phàn nàn vì đặt quá nhiều quảng cáo gây ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của người dùng. 

Chính vì vậy Facebook đã xây dựng các cách mua sắm trực tiếp thông qua hình ảnh và video trên Instagram. Đồng thời cũng kêu gọi các doanh nghiệp trên khắp thế giới sử dụng WhatsApp để giao tiếp với khách hàng. Facebook cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải có trang Facebook để chạy quảng cáo Instagram. Nếu không có Instagram và WhatsApp thì rõ ràng tham vọng tham trở thành một gã khổng lồ thương mại điện tử của Facebook sẽ khó hơn rất nhiều.

Động lực tăng trưởng

Theo một báo cáo của chính Facebook thì số lượng người dùng mạng xã hội này tại một số thị trường lớn như Mỹ, Anh hay EU đang có dấu hiệu bão hòa và chững lại. Điều đó khiến doanh thu của Facebook cũng bị chậm lại. Tuy nhiên với việc có Instagram và WhatsApp giúp Facebook giữ được tốc độ tăng trưởng của mình.

Theo báo cáo của Bloomberg, ứng dụng chia sẻ hình ảnh và video đã tạo ra khoảng 20 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019, con số này sẽ bằng khoảng 29% tổng doanh số bán quảng cáo của Facebook vào năm ngoái. Công ty nghiên cứu EMarketer ước tính doanh thu năm 2020 của Instagram sẽ là 28,1 tỷ USD, tương đương khoảng 37% tổng doanh thu quảng cáo của Facebook. Điều đó có nghĩa là doanh thu hàng năm 8,1 tỷ đô la của Instagram sẽ chiếm phần lớn mức tăng trưởng doanh thu quảng cáo của Facebook, theo EMarketer.

Thị phần quốc tế

Bị kiện chống độc quyền, Facebook có bị tan rã? - Ảnh 4.

Cả WhatsApp và Instagram đều rất quan trọng đối với chiến lược quốc tế của Facebook, mang lại cho công ty một chỗ đứng vững chắc tại các thị trường đang phát triển nhanh như Ấn Độ và Brazil. Ở một số quốc gia, WhatsApp và Instagram vượt xa công ty mẹ của họ về người dùng. 

Ví dụ ở Ấn Độ, WhatsApp có hơn 100 triệu người dùng so với Facebook, theo EMarketer. Tại Nhật Bản, Instagram có hơn 70% người dùng so với nền tảng chính của Facebook.

Thu hút người dùng trẻ

Theo một nghiên cứu về nhân khẩu học cho thấy, 51% thanh niên từ 13 đến 17 tuổi cho biết họ đã sử dụng Facebook vào năm 2018, giảm so với mức 71% của vài năm trước đó. Trong khi đó, Instagram được 72% thanh thiếu niên Hoa Kỳ sử dụng.

Facebook không còn phổ biến như trước đây với thế hệ người dùng Internet trẻ tuổi, một phần vì nó có nhiều sự cạnh tranh hơn đối với người dùng Thế hệ Z. Instagram là vũ khí bí mật của công ty để ngăn chặn Snapchat và TikTok. Nếu không có Instagram trong thời gian đầu, Facebook sẽ cần phải xây dựng các sản phẩm của riêng mình để thu hút nhóm người dùng Internet trẻ tuổi - điều mà gần đây họ không thể làm được.

Sự tin tưởng của người dùng

Bị kiện chống độc quyền, Facebook có bị tan rã? - Ảnh 5.

Khi Facebook vượt qua các vụ bê bối về vi phạm quyền riêng tư, thông tin sai lệch và can thiệp bầu cử, việc mọi người nói rằng họ từ bỏ Facebook và lên kế hoạch sử dụng Instagram và WhatsApp như những lựa chọn thay thế để giữ liên lạc với bạn bè và gia đình trực tuyến trở nên phổ biến hơn. 

Mặc dù tất cả đều thuộc cùng một công ty, nhưng Facebook hiểu rằng Instagram và WhatsApp có độ tin tưởng và uy tín cao hơn Facebook. Công ty gần đây đã áp dụng thương hiệu Facebook lên các ứng dụng con thuộc nền tảng của mình, một nỗ lực để lấy lại một số cảm xúc tích cực đó. Chẳng hạn, Instagran hiện được gọi là "Instagram của Facebook".

Instagram và WhatsApp 

Facebook sẽ không phải là công ty duy nhất gặp khó khăn nếu phải thoái vốn. WhatsApp đã dành sáu năm qua không tập trung vào doanh thu hoặc lợi nhuận mà là tăng trưởng người dùng, độ tin cậy và mã hóa. Để có được điều đó là nhờ hoạt động kinh doanh quảng cáo mạnh mẽ của Facebook. WhatsApp đang xây dựng một chiến lược kinh doanh, nhưng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ thành công và nếu không có túi tiền khổng lồ của Facebook, WhatsApp sẽ chịu áp lực lớn hơn trong việc kiếm tiền.

Trong khi đó, Instagram phụ thuộc vào Facebook trong phần lớn hoạt động của mình, bao gồm cả công nghệ hỗ trợ kinh doanh quảng cáo và kiểm duyệt nội dung. Ứng dụng chia sẻ ảnh cũng phụ thuộc rất nhiều vào các công cụ giám sát nội dung tự động của Facebook để chống lại tin giả, nội dung khủng bố và các loại bài đăng không phù hợp của người dùng - một hệ thống mà công ty đã đầu tư hàng tỷ đồng để phát triển và duy trì như một phần của an toàn và bảo mật đẩy.

Facebook phải giữ bằng được Instagram và WhatsApp

Bị kiện chống độc quyền, Facebook có bị tan rã? - Ảnh 6.

Qua đây ta có thể thấy Instagram và WhatsApp gần như là động lực phát triển chính trong tương lai của Facebook. Nếu bị phán quyết là có tội và buộc phải bán 2 công ty này thì Facebook sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì vị thế của mình trong tương lai.

Bài học từ gã khổng lồ Yahoo cho thấy, bất kỳ một công ty công nghệ dù lớn thế nào cũng có thể bị sụp đổ nếu không thay đổi thưởng xuyên và liên tục. Facebook thời gian qua gần như chững lại khi vẫn chỉ dừng là một mạng xã hội đơn thuần. Trong khi đó các bê bối về quyền riêng tư, tin giả,... thì liên tục nổ ra ở nhiều quốc gia. 

Nếu thời gian đầu Facebook là nơi kết nối mọi người và giúp chúng ta có một xã hội thu nhỏ thì hiện tại Facebook gần như là một cái chợ. Quan trọng là cái chợ này tràn ngập quảng cáo không kiểm chứng, tin giả và rất nhiều "rác". Kéo theo sự tương tác bị giảm đi rất nhiều khiến nhiều người dùng quyết định bỏ mạng xã hội này.

Không thể giữ lại Instagram và WhatsApp làm động lực phát triển cũng như làm hướng đi lâu dài trong tương lai. Thì không ngạc nhiên nếu trong 3-4 năm tới Facebook sẽ bị dần thay thế bởi các ứng dụng và mạng xã hội khác hấp dẫn hơn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem