NASA tích hợp AI vào tên lửa siêu thanh của phương Tây, bay khắp Trái đất chỉ trong 1 giờ

Lê Phương (Express) Thứ sáu, ngày 29/04/2022 18:32 PM (GMT+7)
NASA giúp phương Tây thúc đẩy mạnh mẽ cuộc chạy đua vũ trang bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để chế tạo tên lửa siêu thanh.
Bình luận 0
NASA tích hợp AI vào tên lửa siêu thanh của phương Tây, bay khắp Trái đất chỉ trong 1 giờ - Ảnh 1.

Một tên lửa siêu thanh "scramjet" của NASA (Ảnh: DARPA)

Các tên lửa siêu thanh mới nhất được cho là phức tạp đến mức đòi hỏi một máy tính để có thể chế tạo chúng. Mới đây, NASA đã lập trình ra một AI để làm điều đó. 

Tên lửa siêu thanh di chuyển với tốc độ trên Mach 5 (3.836mph), có nghĩa là chúng có thể tiếp cận mọi vị trí trên hành tinh chỉ trong vòng một giờ sau khi được phóng. Tên lửa có thể mang theo vũ khí hạt nhân và tránh được hầu hết tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa với tốc độ cực nhanh, trong khi vẫn có độ chính xác cao.

Tuy nhiên những tên lửa này cần năng lượng rất lớn để đạt được tốc độ mong muốn, thế nên việc ứng dụng ngoài thực tế cho đến nay vẫn bị hạn chế.

Mới đây, cây bút công nghệ Will Lockett đưa ra một giải pháp thay thế là "scramjet".

Scramjet là viết tắt của máy bay phản lực luồng tĩnh siêu thanh, và hoạt động giống hệt như máy bay phản lực, nhưng không có bộ phận chuyển động.

Ông Lockett giải thích: "Trong một máy bay phản lực thông thường, một tuabin sẽ nén không khí đi vào, nhiên liệu sau đó được bơm vào và đốt cháy, sau đó đẩy không khí ra khỏi máy bay phản lực, tạo ra lực đẩy. Tuy nhiên, scramjet không dùng tuabin. Thay vào đó, nó sử dụng tốc độ để đưa không khí vào buồng đốt với áp suất đủ để có được quá trình đốt cháy tối ưu. Điều này làm cho chúng hiệu quả và mạnh mẽ hơn nhiều so với một máy bay phản lực thông thường".

Scramjet sử dụng cơ chế lực đẩy hiệu quả cao để đạt được tốc độ vượt trội và có thể được chế tạo nhỏ hơn, nhẹ hơn cũng như tầm bắn lớn hơn nhiều so với tên lửa thông thường.

Để tạo ra những tên lửa này, NASA đã lập trình ra một AI để thiết kế chúng.

Ông Lockett nói thêm rằng AI "có thể thiết kế một tên lửa siêu thanh nhanh hơn và có tầm bắn lớn hơn bất kỳ tên lửa nào trên thế giới, đưa Mỹ đi đầu trong cuộc chạy đua vũ trang quân sự".

Anh gần đây tuyên bố sẽ hợp tác với Mỹ và Australia để chế tạo tên lửa, hứa hẹn đi trước Trung Quốc và Nga.

Tuy nhiên, Nga cũng tuyên bố đã phát triển tên lửa siêu thanh của họ.

Vào tháng 3/2022, Điện Kremlin cho biết họ đã phóng một tên lửa siêu thanh có tên "Sizzler" vào Ukraine để phá hủy một kho đạn dược dưới lòng đất.

Tên lửa đạn đạo phóng từ Kh-47M2 Kinzhal được cho là có khả năng đạt tốc độ Mach 10 (7672mph) và khoảng cách lên tới 1.700 dặm. Về mặt lý thuyết, nó cũng có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết, tên lửa hành trình Kalibr, có khả năng di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh, đã được phóng từ các tàu ở Biển Đen ngoài khơi Crimea tại cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov tuyên bố: "Các xưởng tại nhà máy sửa chữa Nizhyn của Ukraine đã bị phá hủy bằng tên lửa hành trình Kalibr phóng từ Biển Đen".

Phát biểu tại một diễn đàn năng lượng ở Moscow năm 2021, Tổng thống Nga Putin cũng nói rằng vũ khí "xuyên lục địa" của ông có thể di chuyển nhanh hơn gấp 5 lần so với vũ khí đang được phát triển ở Mỹ.

Ông Putin nhấn mạnh: "Đây không chỉ là một tên lửa siêu thanh, đây là một tên lửa xuyên lục địa."

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem