Ngân hàng đ​ồng loạt giảm lãi suất cho vay

Kỳ Duyên-Lê Thanh Thứ sáu, ngày 29/04/2016 15:40 PM (GMT+7)
Các ngân hàng thương mại Nhà nước đã chính thức đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10% từ hôm nay để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Bình luận 0

img

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố hạ lãi suất cho vay trung và dài hạn. Theo đó, các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh vay vốn trung và dài hạn sẽ được hưởng gói lãi suất ưu đãi (tối đa 10% một năm) trong thời gian một năm.

Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng đưa ra gói ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp với nhiều giải pháp. Một trong số đó là Vietcombank sẽ dành gói ngân sách khoảng 300 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp trong phương án kinh doanh và nâng cao chất lượng tín dụng. Một đại diện của Vietcombank cho biết ngân sách này có được từ tiết giảm chi phí quản lý, tối ưu hoá quy trình, quản trị tốt rủi ro và nâng cao hiệu suất kinh doanh của ngân hàng.

Tương tự Vietcombank, Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng vừa thông báo hạ lãi suất cho vay trung và dài hạn từ ngày 29/4 về tối đa 10% một năm. Riêng BIDV, lãi suất cho vay ngắn hạn cũng giảm nhẹ (giảm 0,5%) nhưng chỉ áp dụng cho khách hàng tốt, vay vốn để sản xuất kinh doanh. .

Động thái hạ lãi suất của cả các ông lớn này được đưa ra theo lời hiệu triệu giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng. Sáng nay (29/4), Thủ tướng có cuộc đối thoại trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp diễn ra tại TP HCM và trực tuyến với 63 tỉnh, thành.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực - chuyên gia ngân hàng - nhận định các ngân hàng có thể lãi suất cho vay từ 0,5-1%/ năm so với hiện nay. Việc ngân hàng công bố hạ lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ một phần khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, để hạ lãi suất cho vay, ông Lực đề nghị chính phủ phải quyết liệt giảm chi tiêu công. Vì chi tiêu công quá lớn trong bối cảnh ngân sách eo hẹp thì Chính phủ phải phát hành trái phiếu, trong khi lượng phát hành trái phiếu quá lớn là áp lực lên tăng lãi suất cho vay.

Chỉ tính riêng năm quí 4-2015, đã có tới 170.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ được phát hành. Còn 3 tháng đầu năm nay là 70.000 tỉ đồng. Lãi suất trái phiếu chính phủ khoảng 6% với kỳ hạn 3 năm thì không có lý do gì ngân hàng lại chào lãi suất cho vay trung và dài hạn tới doanh nghiệp dưới mức này cả.

Thống đốc: Giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với DN

Phát biểu tại cuộc gặp Thủ tướng với DN hôm nay, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, để thực hiện quyết tâm Chính phủ, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP 6,7% và kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ dộng linh hoạt, tài khóa chặt chẽ. Theo dõi sát mặt bằng lãi suất, diễn biến tín dụng, đảm bảo ổn định mặt bằng lãi suất cho vay, sẽ giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Hiện nay lãi suất trên thị trường đã giảm mạnh, bằng 40% so với 2011 và thấp hơn giai đoạn 2005 – 2006 là giai đoạn tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, Thống đốc cho rằng, công cụ điều hành lãi suất cần căn cứ diễn biến kinh tế vĩ mô và đặc biệt lạm phát. Nên lạm phát 5% năm nay thì điều hành lãi suất và tiền tệ phải hết sức thận trọng.

Theo đó, NHNN đã làm việc với nhóm NHTM lớn, yêu cầu tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí hoạt động, giảm lãi suất cho vay và chia sẻ khó khăn với DN. Các NHTM cũng đã có sự đồng thuận, dự kiến giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 0,3% - 0,5%/năm và giảm trung và dài hạn xuống dưới 10%.

Cụ thể, Vietcombank giảm lãi suất trung dài hạn dưới 10%/năm với khách hàng tốt, cam kết tiết giảm chi phí khoảng 300 tỷ, Ngân hàng công thương giảm lãi suất cho vay 0,5 – 1% với các lĩnh vực trọng điểm, Ngân hàng nông nghiệp triển khai cho vay ưu đãi với lãi suất thấp.

Hứa Phương (ghi)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem