Người Việt tại San José – Nguyễn Việt Thanh: "Tôi viết trang sách cuộc đời tôi"

Khi được 7 tuổi, cậu bé Nguyễn Việt Thanh đã đến San José cùng cha mẹ và anh trai. Khi đó, cậu bé không biết rằng trong những thập kỷ tiếp theo của cuộc đời mình, cậu sẽ là tác giả của một cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer – giải thưởng danh giá về Văn học. Theo trang web của Hội đồng Pulitzer, Nguyễn Thanh Việt hiện là giáo sư tại Đại học Nam California đồng thời là một cây bút bình luận của tờ New York Times.

Người Việt tại San José – Nguyễn Việt Thanh: “Tôi viết trang sách cuộc đời tôi” - Ảnh 1.

Tác giả Nguyễn Việt Thanh, một người Mỹ gốc Việt, sinh sống tại San José

Trong thời gian sinh sống tại vùng đất này, có những sự kiện mà cậu bé này không bao giờ quên. Họ có ngôi nhà nhỏ ở trung tâm thành phố San José, số 759, đường 10, dưới chân của một cây cầu vượt, cậu bé và cha mẹ mình đã từng bị khống chế dưới họng súng của một tên cướp ngay trong đêm giáng sinh. Rất may, không ai bị thương nặng. Cũng trong thời gian đó, cậu bé hiểu chuyện này đã chứng kiến sự hy sinh mãnh liệt của cha mẹ bằng cách làm việc chăm chỉ để quên đi sự cô đơn và kỳ thị nơi đất người. 

Đến năm 1987, người Việt tại San José sở hữu một phần tư số doanh nghiệp ở trung tâm thành phố dọc theo phố Đông Santa Clara.

Gia đình họ Nguyễn có thể coi là lớp gia đình Việt đầu tiên tới lập nghiệp và sinh sống tại thành phố San Jose. Chi tiết về những năm đầu tiên đều được tác giả đưa vào trong cuốn tự truyện của mình: "Những năm tháng chiến tranh", đăng trên tạp chí TriQuarterly năm 2009. Cuốn sách thu hút được rất nhiều độc giả với lời tường thuật của một cậu bé hơn mười tuổi và cách nhìn của cậu đối với tình hình chính trị - xã hội, những sự kiện xảy ra với cộng đồng người tị nạn ở San José và những tổn thương mà những gia đình như họ phải chịu đựng.

Ký ức về nỗi đau khổ của cha mẹ và một tuổi thơ khốn khó đã thấm đẫm trong bài viết của tác giả Nguyễn Việt Thanh như một sự giận dữ thầm lặng. Nguyễn đã trở về sống gần một năm ở Việt Nam trong khi viết cuốn sách The Sympathizer và cuốn sách phi hư cấu, Nothing Ever Dies, được đề cử Giải thưởng Sách Quốc gia. Trong Nothing Ever Dies, anh ấy viết rằng mình đặc biệt ghét thế giới giả tạo của Hollywood, nơi tạo ra những bộ phim bóc mẽ lịch sử. Với The Sympathizer, tác giả họ Nguyễn tự cho mình một sứ mệnh: "Nhiệm vụ mà tôi đặt ra cho mình là tạo nên sự khác biệt trong cách nhớ về cuộc chiến từ nhiều phía khác nhau".

Người Việt tại San José – Nguyễn Việt Thanh: “Tôi viết trang sách cuộc đời tôi” - Ảnh 3.

Tiểu thuyết gia Nguyễn Việt Thanh

Bên cạnh giải Pulitzer, The Sympathizer còn nhận được Huy chương Andrew Carnegie - giải tiểu thuyết đầu tiên của Trung tâm viễn tưởng năm 2015 và Giải thưởng văn học của người Mỹ Châu Á / Thái Bình Dương. Trong tự truyện về chính mình, tác giả Nguyễn Việt Thanh đã kể lại mình sinh ra tại Buôn Ma Thuột, Việt Nam.

 Tác giả, cũng là nhân vật chính của cuốn sách, đã hoàn thành luận văn thạc sĩ tại trường đại học Mỹ, anh kể lại chi tiết về cách Người Mỹ im lặng ra sao trước sự can dự vô lý của họ vào Việt Nam. Hay nhân vật chính đã cảm thấy đơn độc như thế nào khi đối mặt với những con người xa lạ. Nguyễn trong hoàn cảnh của một người tị nạn bị đẩy từ quê hương đến quốc gia khác, anh là một người bất đắc dĩ phải sống ở một nơi xa lạ bởi chiến tranh. Khi còn là một đứa trẻ xem các bộ phim Mỹ nói về chiến tranh, anh ấy không thể hiểu được chiến tranh khốc liệt như thế nào. Nguyễn cho biết: "Tôi muốn viết một cuốn tiểu thuyết có hàm ý chính trị, từ Chiến tranh đến sự khác biệt về chủng tộc và văn hóa. Tôi không muốn cuốn tiểu thuyết trở nên giáo huấn. Nói nôm na là nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết muốn nâng tầm tác phẩm lên, vượt ra khỏi mục đích giải trí."

Một trong những giá trị khác biệt của cuốn sách là nó đã cáo buộc việc nước Mỹ thu lợi từ chiến tranh. Hollywood là cỗ máy tuyên truyền quốc gia, họ biện minh cho những việc người Mỹ đã làm nhằm che mắt toàn thế giới, nhấn chìm những tiếng nói khác bằng những ký ức giả tạo về những cái chưa từng xảy ra. Anh mô tả sự kinh ngạc của người Mỹ khi họ đến thăm Việt Nam hiện đại và các bảo tàng chiến tranh để xem những hành động đáng xấu hổ của Mỹ.


Người Việt tại San José – Nguyễn Việt Thanh: “Tôi viết trang sách cuộc đời tôi” - Ảnh 4.

Cuốn tiểu thuyết đạt giải thưởng danh giá của tác giả Nguyễn Việt Thanh

Theo dòng thời gian, tác giả kể lại mình đã từng học tại trường tiểu học Công giáo St. Patrick ở 51 đường N.Ninth, cách nhà vài dãy phố. Ngôi trường nằm trong một tu viện của một trong những khu phố lâu đời nhất thành phố. Từ năm 1851, tác giả theo học trường Dòng, nằm trong khu phố Tony Rose Garden của thành phố. Anh rời San José để học đại học vào cuối những năm 1980, cuối cùng lấy bằng tiến sĩ tiếng Anh tại Đại học California, Berkeley. Anh bắt đầu xuất bản thơ khi đang học cao học vào đầu những năm 1990 và sau đó xuất bản truyện ngắn đầu tiên của mình vào cuối những năm 1990. Tác phẩm của anh nổi bật giữa một kho văn học đang phát triển của cộng đồng, chúng liên quan tới 65 triệu người trên toàn thế giới đã phải rời bỏ nhà cửa, theo Ủy ban tị nạn Liên Hợp Quốc. Trong đó, hàng triệu người trong số họ đã phải rời bỏ quê hương vì chiến tranh.

Nhà văn Nguyễn Việt Thanh kỳ vọng rất nhiều vào vẻ đẹp của nghệ thuật. Anh ấy đặt trách nhiệm cho các nghệ sĩ, anh nói: "Nghệ thuật là yếu tố quan trọng. Những gì tôi đưa vào cuốn sách này đều là những điều được ghi nhớ và chứng kiến… Tôi gửi gắm vào những tác phẩm nghệ thuật này bởi vì sau khi những bài phát biểu bị lãng quên, các cuốn sách lịch sử bị bỏ qua, và quyền lực là cát bụi, thì nghệ thuật vẫn còn".

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem