Nhà máy đốt rác phát điện lớn nhất vận hành có giải quyết toàn bộ rác ở Hà Nội?

Nguyễn Bình Thứ tư, ngày 27/07/2022 19:55 PM (GMT+7)
Với công suất vận hành hiện tại, nhà máy đốt rác phát điện lớn nhất Việt Nam ở Sóc Sơn chỉ đáp ứng được 1/7 lượng rác phát sinh mỗi ngày ở thủ đô.
Bình luận 0

Nhà máy điện rác Sóc Sơn (Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn) chính thức vận hành hôm 25/7 sau nhiều lần trì hoãn. 

Ông Li Ke, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường năng lượng Thiên Ý (Tổng thầu MCC, Trung Quốc) cho hay, trước mắt nhà máy sẽ vận hành tổ máy số 1, công suất 15MW, xử lý 1.000 tấn rác tươi, đốt phát điện/ ngày. 

Đại diện Công ty Thiên Ý cho hay, tổ máy số 2 đã hoàn thành tất cả bước hiệu chỉnh kỹ thuật, đang chờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép vận hành. Các lò đốt còn lại số 3, 4, 5 cũng đã được hiệu chỉnh thành công, có thể hoạt động khi được phép.


Theo Sở Xây dựng Hà Nội, mỗi ngày thành phố phát sinh khoảng 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó 5.500 tấn đưa về Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn; khoảng 1.300 tấn vận chuyển về khu xử lý Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây); số còn lại xử lý tại một số lò đốt nhỏ. 

Khi vận hành hết công suất, nhà máy đốt rác phát điện Sóc Sơn 

Phát biểu tại kỳ họp thứ 7 HĐND thành phố Hà Nội hôm 6/7, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, dự đến tháng 11/2022, nhà máy đốt rác phát điện Sóc Sơn sẽ chạy đủ công suất xử lý 4.000 tấn rác khô, tiếp nhận mỗi ngày 5.500 tấn rác, hơn 78% lượng rác toàn thành phố.

Nhà máy đốt rác phát điện lớn nhất vận hành có giải quyết toàn bộ rác ở Hà Nội? - Ảnh 2.

Nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam ở Sóc Sơn chính thức vận hành hôm 25/7. Ảnh: Nhật Minh

Khoảng 1.300 tấn rác/ngày vẫn đang xử lý chôn lấp ở khu xử lý Xuân Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP cho hay, thành phố  đã khởi công nhà máy điện rác Seraphin, công suất khoảng 1.500 tấn/ngày đêm, cam kết hoàn thành sau 18 tháng. Nếu đưa vào vận hành sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu. 

Theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 2014, thành phố có 17 khu xử lý chất thải rắn, với diện tích 430ha và 6 trạm trung chuyển diện tích 10ha, 29 bãi chôn lấp phế thải xây dựng và bùn thải… Rác thải sẽ được tập kết và xử lý theo công nghệ tiên tiến (đốt, tái chế) đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế việc chôn lấp nhằm giảm sử dụng đất.

Quy hoạch xác định vị trí xử lý rác theo 3 vùng: Vùng 1 gồm đô thị nội đô lịch sử; từ vành đai 2 đến sông Nhuệ và khu vực phía Bắc, chất thải sẽ được tập kết và xử lý tại các khu xử lý Nam Sơn, Việt Hùng, Kiêu Kỵ, Phù Đổng, Cầu Diễn.

Vùng 2 gồm một phần chuỗi đô thị từ sông Nhuệ đến vành đai 4 và các huyện phía nam thành phố. Rác sẽ được xử lý tại các khu Cao Dương, Châu Can, Mỹ Thành, Hợp Thanh, Vân Đình, Đông Lỗ.

Vùng 3 gồm một phần chuỗi đô thị từ sông Nhuệ đến vành đai 4 và các huyện phía tây, thị xã Sơn Tây. Rác thải vùng này được xử lý tại các khu Đồng Ké, Núi Thoong, Lại Thượng, Đan Phượng, Xuân Sơn, Tiến Sơn.

Sau 10 năm, Hà Nội thành phố mới có 2 khu Sóc Sơn và Xuân Sơn hoạt động, nhà máy điện rác Sóc Sơn là nhà máy điện rác đầu tiên của thành phố. 




Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem