Nhiều cố lãnh đạo và nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được đề nghị đặt tên đường ở Đà Nẵng

Lam Hàn - Đình Thiên Thứ hai, ngày 23/10/2023 09:41 AM (GMT+7)
Nhiều cố lãnh đạo và nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được đề nghị đặt tên đường ở Đà Nẵng theo đề nghị của Sở VH&TT TP Đà Nẵng.
Bình luận 0

Theo đó, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) TP Đà Nẵng đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và hoàn chỉnh Dự thảo Đề án đặt tên đường để trình Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng tại kỳ họp cuối năm 2023.

Trong dự thảo lần này, Sở VH&TT TP Đà Nẵng đề nghị đặt 146 tên đường trên địa bàn các quận huyện của thành phố. Trong đó có 10 đường đặt tiếp theo, 102 đường đặt theo tên làng xóm xưa, 12 đường đặt theo tên thực vật và 22 tên đường đặt theo danh nhân.

Trong số 22 danh nhân được đề nghị đặt tên đường lần này có tên nhiều cố lãnh đạo của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng như nguyên quyền Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng năm 1986, ông Nguyễn Thành Long (1920-1994), ông Hoàng Minh Thắng (1927-2016) nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam Đà Nẵng giai đoạn 1982-1986, ông Trương Quang Được (1940-2016) nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giai đoạn 1997-2000...

Nhiều cố lãnh đạo và nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được đề nghị đặt tên đường ở Đà Nẵng - Ảnh 2.

Nhiều cố lãnh đạo và nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được đề nghị đặt tên đường ở Đà Nẵng. Ảnh: Đình Thiên

Ngoài ra, trong danh sách lần này còn có tên nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, cố thi sĩ Thâm Tâm, cố nữ Nhà báo Đạm Phương cháu nội Vua Minh Mạng, Danh tướng triều Trần - Trần Quốc Tảng, người có công trấn giữ vùng biển, đảo phía Đông Bắc của Tổ quốc...

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (1924-2015) là người gốc huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông gia nhập quân đội, công tác ở Liên khu 5. Thời gian này, ông viết một số ca khúc như Nhớ ơn Hồ Chủ tịch, Quê tôi ở miền Nam...

Năm 1955, ông tập kết ra Bắc và công tác ở Ban Nhạc vũ, Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1957, khi thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông được cử vào Ban chấp hành và là Ủy viên Thường vụ.

Tháng 12/1964, ông vào chiến trường Trung Trung Bộ, công tác tại Ban Văn nghệ Khu. Thời gian này, ông viết bản hành khúc Ra tiền tuyến với bút danh Huy Quang.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem