Top phim ý nghĩa, xúc động về tình thầy trò nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 2021

Thúy Ngọc Thứ bảy, ngày 20/11/2021 13:36 PM (GMT+7)
"Freedom writers", "Half nelson", Precious"... là những bộ phim gây xúc động về tình thầy trò đã từng thu hút sự chú ý của khán giả.
Bình luận 0

1. Phim "Freedom writers"

"Freedom writers" là câu chuyện có thật kể về cô giáo Erin Gruwell. Nguồn: Movieclip

"Freedom writers" là câu chuyện có thật kể về cô giáo Erin Gruwell (do Hilary Swank đóng). Để thay đổi tư duy, cách suy nghĩ của học trò, cô Erin đã cố gắng hết mình bằng tất cả tâm huyết và lòng cảm thông sâu sắc. Bộ phim khiến nhiều khán giả xúc động với việc khắc họa những tấm gương luôn khát khao vươn đến sự công bằng, tôn trọng và đặc biệt là tình cảm quý mến giữa thầy và trò.

Đạo diễn: Richard LaGravenese

Năm phát hành: 2007

Thời lượng: 122 phút

Diễn viên: Hilary Swank, Scott Glenn, Imelda Staunton, Patrick Dempsey...

Điều xúc động nhất là ở ngoài đời thực, cô giáo Erin Gruwell cũng đã sáng tạo ra tổ chức "Freedom writers" nhằm giúp đỡ các học sinh, sinh viên sử dụng "cây bút" để thay đổi cuộc sống của chính mình. Và những nhân vật học sinh trong phim cũng được khắc họa dựa trên chính những học trò có thật của cô Erin Gruwell.

Ý tưởng cho bộ phim đến từ nhà báo Tracey Durning, người đã thực hiện bộ phim tài liệu về Erin Gruwell cho chương trình "Primetime live" của ABC News. Bộ phim được dành để tưởng nhớ Armand Jones, người đã bị giết sau khi quay "Freedom writers". Anh ta bị bắn chết ở tuổi 18 ở Anaheim, California sau khi đối đầu với một người đàn ông đã cướp chiếc vòng cổ của Jones trong một nhà hàng ở Denny.

2. Phim "Half nelson"

Đạo diễn: Ryan Fleck

Năm phát hành: 2006

Thời lượng: 102 phút

Diễn viên: Ryan Gosling, Shareeka Epps, Anthony Mackie,...

Bộ phim kể về tình bạn giữa một giáo viên nghiện chất cấm và cô học trò đang bị chính anh trai tìm cách đưa vào con đường buôn bán ma túy. 

Bộ phim không "thần tượng hóa" hình ảnh người giáo viên. Thay vào đó, "Half nelson" với những số phận rất thực. Cụ thể, giáo viên cũng là một con người bình thường với những bi kịch riêng và đôi khi, không phải giáo viên giúp đỡ học sinh mà chính là học sinh giúp giáo viên vượt qua những rắc rối. Không giống như phần lớn những bộ phim tích cực làm về đề tài nhà giáo.

Những bộ phim không thể bỏ qua trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - Ảnh 4.

"Half nelson" là một bộ phim chính kịch Mỹ năm 2006 do Ryan Fleck đạo diễn và Fleck và Anna Boden viết kịch bản. Ảnh: Netflix

"Half nelson" dựa trên một bộ phim dài 19 phút do Boden và Fleck thực hiện năm 2004, có tựa đề Gowanus, Brooklyn. Đây là bộ phim chính kịch Mỹ năm 2006 do Ryan Fleck đạo diễn và Fleck và Anna Boden viết kịch bản. Phim được ghi bởi ban nhạc Canada Broken Social Scene. Gosling (26 tuổi) được đề cử Giải Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho diễn xuất của mình, trở thành ứng cử viên trẻ thứ tám trong hạng mục này và được chiếu lần đầu trong cuộc tranh tài tại Liên hoan phim Sundance 2006.

3. Phim "Teachers"

Đạo diễn: Arthur Hiller

Năm phát hành: 1984

Thời lượng: 106 phút

Diễn viên: Nick Nolte, JoBeth Williams, Judd Hirsch, Ralph Macchio,...

"Teacher" là một bộ phim hài kịch châm biếm da đen năm 1984 của Mỹ do W. R. McKinney viết kịch bản, Arthur Hiller đạo diễn và có sự tham gia của Nick Nolte, JoBeth Williams, Ralph Macchio và Judd Hirsch. Phim được quay ở Columbus, Ohio, chủ yếu là tại trường Trung học Trung tâm cũ.

"Teachers" đưa người xem đến với cuộc sống sinh động và chân thực của một giáo viên, với những áp lực từ ban giám hiệu và những rắc rối đến từ học trò. Truyện phim xoay quanh thầy giáo Alex Jurel - một giáo viên tận tụy, luôn cố gắng giúp đỡ các học trò, không chỉ như một người thầy, mà còn giống một người cha, người anh.

Những bộ phim không thể bỏ qua trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - Ảnh 6.

"Teachers" đưa người xem đến với cuộc sống sinh động và chân thực của một giáo viên, với những áp lực từ ban giám hiệu và những rắc rối đến từ học trò. Ảnh: phimhay

Một nhà phê bình cho nói rằng, bộ phim này "đưa ra những điểm nhức nhối, quan trọng về tình trạng lộn xộn của giáo dục trung học công lập".

4. Phim "Precious"

Đạo diễn: Lee Daniels

Năm phát hành: 2009

Thời lượng: 110 phút

Diễn viên: Gabourey Sidibe, Mo'Nique, Paula Patton, Mariah Carey,...

Tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết "Push" kể về "Precious", cô gái da đen sống ở khu Harlem, New York. Bị mẹ ngược đãi, bố đẻ hãm hiếp, xã hội quay lưng nhưng cô vẫn vươn lên trong cuộc sống với sức mạnh phi thường. 

Nội dung phim đặc biệt gây xúc động khi sau đó "Precious" được nhận vào trung tâm giáo dục. Đây cũng là nơi cô gặp được người giáo viên đầy tình thương và nhất mực kiên trì Blu Rain. Bộ phim đã đoạt hai giải Oscar năm 2010 cùng vô số giải thưởng tại các liên hoan phim khác.

Những bộ phim không thể bỏ qua trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - Ảnh 8.

"Precious" nhận được những đánh giá tích cực tại hai liên hoan phim (LHP) Sundance và Cannes năm 2009. Ảnh: Mọt phim

"Precious" nhận được những đánh giá tích cực tại hai LHP Sundance và Cannes năm 2009. Ở giải Sundance, bộ phim thắng giải "Bình chọn của khán giả" và  giải "Bình chọn của hội đồng giám khảo" cho Phim chính kịch xuất sắc nhất, cùng với giải thưởng đặc biệt cho Mo'Nique, nữ diễn viên phụ trong phim.

Tháng 9/2019, tại LHP Quốc tế tại Toronto, bộ phim thắng giải "Bình chọn của khán giả". Tựa đề của bộ phim được chuyển từ "Push" sang "Precious: Based on the novel "Push" by Sapphire để tránh nhầm lẫn với bộ phim hành động "Push" phát hành cùng năm. "Precious" là lựa chọn chính thức tại LHP phim Cannes lần thứ 62 trong hạng mục "Đáng xem".

5. Phim "Music of the heart"

Đạo diễn: Wes Craven

Năm phát hành: 1999

Thời lượng: 123 phút

Diễn viên: Meryl Streep, Aidan Quinn, Angela Bassett, Gloria Estefan,...

"Music of the heart" là bộ phim được làm dựa trên câu chuyện có thật về một giáo viên, người đã nỗ lực truyền khát vọng sống cho những trẻ em kém may mắn thông qua âm nhạc. 

Câu chuyện bắt đầu khi Roberta Guaspari (Meryl Streep) rơi vào cuộc khủng hoảng tinh thần và có ý định tự tử vì bị chồng bỏ rơi nhưng với sự động viên của mẹ mình. 

Cô đã quyết tâm làm lại cuộc đời và xin vào dạy nhạc ở một trường trung học để có tiền trang trải cuộc sống. Mặc dù là một nghệ sĩ violin tài năng nhưng Roberta lại không có kinh nghiệm trong giảng dạy, khiến cho không chỉ ban giám hiệu mà các phụ huynh cũng như học sinh đều cảm thấy nghi ngờ về lớp học âm nhạc của cô. Tuy nhiên, với nghị lực phấn đấu cùng tình thương dành cho lũ trẻ, Roberta thực sự đã truyền cảm hứng và làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều em học sinh.

Những bộ phim không thể bỏ qua trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - Ảnh 10.

Hầu hết các nhà phê bình đều hoan nghênh vai diễn Roberta Guaspari của Meryl Streep. Ảnh: Netflix

Đây là bộ phim điện ảnh chính thống đầu tiên và duy nhất của đạo diễn Wes Craven không thuộc thể loại kinh dị hay ly kỳ, và cũng là bộ phim duy nhất của ông nhận được đề cử Oscar. Hầu hết các nhà phê bình đều hoan nghênh vai diễn Roberta Guaspari của Meryl Streep.

Nhà phê bình Eleanor Ringel Gillespie của Tạp chí Hiến pháp Atlanta kết luận rằng: "Có nhiều bộ phim thách thức hơn xung quanh. Nhiều bộ phim độc đáo hơn cũng vậy nhưng "Music of the heart" đã hoàn thành công việc một cách hiệu quả và thú vị".

6. Phim "Dead poets society"

Đạo diễn: Peter Weir

Năm phát hành: 1989

Thời lượng: 129 phút

Diễn viên: Robin Williams, Ethan Hawke, Robert Sean Leonard,...

"Dead poets society" là câu chuyện kể về một nhóm bạn học trường dự bị Welton – ngôi trường danh giá với 75% học sinh trở thành sinh viên của Ivy League. Họ hầu hết là những người giống nhau, đều đầy khát vọng và bị kỳ vọng quá cao từ các bậc phụ huynh mà không biết mình muốn gì. Những chàng trai trẻ đều đang sống chung một cuộc đời mòn mỏi như những con chim bị cầm tù.

Những bộ phim không thể bỏ qua trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - Ảnh 12.

Bộ phim là một tấm gương thu nhỏ phản chiếu trường học nói riêng và xã hội nói chung. Ảnh: Netflix

Cái kết của phim khá buồn và để lại nhiều suy ngẫm. Chàng trai trẻ thì chết oan uổng dưới đầu súng của cha mình (theo cả nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng). Người giáo viên yêu nghề thì lại bị đình chỉ công tác, mang danh là "xúi dục học sinh làm loạn". Nền giáo dục của "Hell-ton" nói riêng và của toàn xã hội nói chung lại trở về ban đầu, lại là một đám mây đen bao phủ, lại ngột ngạt, bí bách, kìm kẹp. Khát vọng của tuổi trẻ không chiến thắng, trái tim nhiệt huyết không chiến thắng, công lý cũng thất bại.

"Dead poets society" là một tác phẩm điện ảnh xuất sắc, bất hủ bởi lý tưởng của nó vẫn soi đường chúng ta hiện tại và có lẽ là mãi về sau. Bộ phim là một tấm gương thu nhỏ phản chiếu trường học nói riêng và xã hội nói chung nơi mà mỗi người trẻ cần tự tìm ra lối sống, con đường đúng đắn của bản thân, biết đấu tranh cho công lý.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem