Tuyển sinh ĐH 2021: Những nhóm ngành có tỷ lệ đăng ký thi đại học thấp nhất 2 năm qua

Tào Nga Thứ bảy, ngày 03/04/2021 13:28 PM (GMT+7)
Đây là những nhóm ngành có tỷ lệ đăng ký thi đại học thấp nhất trong 2 năm qua, thậm chí có ngành chỉ có hơn 40% thí sinh nhập học.
Bình luận 0

Mùa tuyển sinh đại học năm 2021 sắp đến. Đây là giai đoạn cân não của thí sinh và gia đình khi tính toán lựa chọn đăng ký nguyện vọng vào trường sao cho hợp lý. Nguyện vọng đăng ký thi đại học vừa đảm bảo ngành nghề yêu thích của thí sinh, vừa phải phù hợp với năng lực để tránh bị trượt đáng tiếc.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, bên cạnh những nhóm ngành có tỷ lệ thí sinh đăng ký cao như kinh doanh, y học, công nghệ thông tin, tài chính... thì cũng có những nhóm ngành có tỷ lệ đăng ký thấp. Thậm chí có những ngày chỉ có khoảng 40% thí sinh theo học.

Những nhóm ngành có tỷ lệ đăng ký thi đại học thấp nhất 2 năm qua, thí sinh hãy tham khảo - Ảnh 1.

Có 5 nhóm ngành có tỷ lệ đăng ký thấp trong năm 2019, 2020 (Ảnh minh họa)

Nhóm ngành đăng ký thi đại học thấp năm 2020

Theo thống kê từ Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020 có tất cả 900.066 thí sinh đăng ký dự thi trên toàn quốc. Trong đó có 256.795 thí sinh chỉ xét tốt nghiệp THPT và có 643.271 thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học và Cao đẳng Sư Phạm.

Những nhóm ngành có tỷ lệ đăng ký thi đại học thấp nhất 2 năm qua, thí sinh hãy tham khảo - Ảnh 2.

5 nhóm ngành có tỷ lệ đăng ký thấp năm 2020.

Trong đó, có 5 nhóm ngành có tỷ lệ thí sinh đăng ký thấp là Khoa học tự nhiên, Nông lâm nghiệp và thủy sản, Dịch vụ xã hội, Khoa học sự sống, Môi trường và bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau:

- Nhóm ngành Khoa học tự nhiên (mã 744) với 4.506 chỉ tiêu nhưng chỉ có 1.867 thí sinh nhập học, chiếm tỷ lệ 41,43% thí sinh.

- Nhóm ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản (mã 762) có 9.416 chỉ tiêu, có 4.135 thí sinh nhập học, chiếm 43,91%.

- Nhóm ngành Dịch vụ xã hội (mã 776) với 3.073 chỉ tiêu, nhập học là 1.536 thí sinh, chiếm 49,98%.

- Nhóm ngành Khoa học sự sống (mã 742) với 5.953 chỉ tiêu, số thí sinh nhập học là 3.240, chiếm tỷ lệ 54,43%.

- Nhóm ngành Môi trường và bảo vệ môi trường (mã 785) có 6.656 chỉ tiêu, số thí sinh nhập học là 4.345, tỉ lệ 65,28%.

Nhóm ngành có tỷ lệ đăng ký thi đại học thấp năm 2019

Trước đó, tuyển sinh đại học năm 2019 cũng có kết quả tương tự. Bộ GD-ĐT đã báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh 2019 với số thí sinh đăng kí dự thi 887.104; Số thí sinh thi chỉ xét tốt nghiệp THPT 223.976. Số thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học, CĐSP, TCSP (tỷ lệ 73,62% số ĐKDT) là 653.128.

Những nhóm ngành có tỷ lệ đăng ký thi đại học thấp nhất 2 năm qua, thí sinh hãy tham khảo - Ảnh 3.

Những nhóm ngành đại học kém lợi thế nhất trong năm 2019 với tỷ lệ nhập học thấp cũng ghi nhận với 5 nhóm ngành này. Cụ thể:

- Nhóm ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản, có tổng chỉ tiêu là 11.582 nhưng tỷ lệ nhập học có 3776 (đạt 32,60%). 

- Nhóm ngành Khoa học tự nhiên, có tổng chỉ tiêu là 57.03 nhưng tỷ lệ nhập học có 1972 (đạt 34,58%). 

- Nhóm ngành Môi trường và bảo vệ môi trường, có tổng chỉ tiêu là 7012, tỷ lệ nhập học là 3175 (đạt 45,28%). 

- Nhóm ngành Dịch vụ xã hội, có tổng chỉ tiêu l 2969, tỷ lệ nhập học là 1357 (đạt 45,71%). 

- Nhóm ngành Khoa học sự sống, có tổng chỉ tiêu là 6905, tỷ lệ nhập học là 3455 (đạt 50,04%). 

Chia sẻ với báo Dân Việt về việc 5 nhóm ngành này chưa thu hút được thí sinh đăng ký học, TS Hoàng Ngọc Vinh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cho rằng có rất nhiều nguyên nhân.

img

TS Hoàng Ngọc Vinh.

"5 nhóm ngành học này không hấp dẫn thí sinh có thể kể đến nguyên nhân do chất lượng hoặc chương trình giảng dạy của các trường không đáp ứng nhu cầu kỹ năng việc làm thuộc ngành đào tạo.

Nhu cầu tuyển dụng việc làm những ngành học đó còn có những hạn chế, sinh viên sau khi ra trường khó tìm việc. Trong khi đó nhóm ngành khác có thể môi trường và điều kiện làm việc, trả lương cao hơn đã ảnh hưởng đến lựa chọn của người học.

Ngoài ra, cũng có thể các trường thiếu chiến lược truyền thông, marketing một cách bài bản, các thí sinh chưa biết đến nhiều hoặc lo ngại chất lượng đào tạo, khó khăn đầu ra.

Vì vậy, các trường cần hướng nghiệp cho học sinh THPT tốt hơn cùng với truyền thông đại chúng nhiều hơn. Nếu nhà trường đoán chắc sinh viên học xong có việc làm và thu nhập hợp lý... thì người học sẽ có định hướng khác", TS Hoàng Ngọc Vinh chia sẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem