Nông dân Đà Nẵng phấn khởi xuống giống loại bí xuất xứ từ Nhật Bản, có cái tên rất lạ: OaQua

Tuyết Nhung - Trần Hậu Thứ bảy, ngày 11/11/2023 06:03 AM (GMT+7)
Ngày 9/11, tại cánh đồng 19/8, UBND xã, Hội Nông dân xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng phối hợp với Công ty Cổ phần Hải đảo Lý Sơn Quảng Ngãi tổ chức chương trình xuống giống, ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bí OaQua Hòa Vang.
Bình luận 0

Tham dự chương trình có ông Hoàng Thanh Hòa – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng, ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy huyện Hòa Vang, ông Phan Duy Anh – Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, ông Bùi Nam Dũng – Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Hòa Vang... cùng đại diện các cấp ban ngành, hội đoàn thể và bà con nhân dân.

Đà Nẵng: Nông dân phấn khởi xuống giống Bí OaQua Hòa Vang - Ảnh 1.

Đại diện Công ty Cổ phần Hải đảo Lý Sơn Quảng Ngãi ký hợp đồng liên kết sản xuất và thu mua sản phẩm bí OaQua Hòa Vang với 3 hộ nông dân. Ảnh: T.N.

Phát biểu khai mạc, ông Phan Duy Anh – Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang cho biết: "Từ nay đến năm 2030, huyện Hòa Vang xác định tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải bắt đầu từ lợi thế của các địa phương, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, lựa chọn sản phẩm chủ lực, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển theo chuỗi giá trị gắn với thị trường, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp....

Đà Nẵng: Nông dân phấn khởi xuống giống Bí OaQua Hòa Vang - Ảnh 2.

Ông Phan Duy Anh – Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang phát biểu khai mạc chương trình. Ảnh: T.N.

Việc phối hợp với Công ty Cổ phần Hải đảo Lý Sơn Quảng Ngãi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bí OaQua là hướng đi mới, sáng tạo, không chỉ giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân, phát huy tiềm năng đất đai mà còn là cơ hội cho nông dân xã Hòa Khương nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng diện tích, tiến tới xây dựng vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn".

Tại cánh đồng 19/8 thuộc thôn Phú Sơn Nam, 3 hộ nông dân tham gia trồng chuyên canh 2ha bí lấy quả có xuất xứ từ Nhật Bản theo tiêu chuẩn VietGAP và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Đà Nẵng: Nông dân phấn khởi xuống giống Bí OaQua Hòa Vang - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Định – Giám đốc Công ty Cổ phần Hải đảo Lý Sơn Quảng Ngãi kỳ vọng dự án sẽ đem lại nhiều kết quả thắng lợi. Ảnh: T.N.

Đây là loại bí cho năng suất cao, có thời gian sinh trưởng từ 50-60 ngày, quả bí có da màu xanh đậm, hình tròn, trọng lượng khoảng 300-400g và hàm lượng dinh dưỡng cao, vị ngọt thơm, béo.

Ông Nguyễn Văn Định – Giám đốc Công ty Cổ phần Hải đảo Lý Sơn Quảng Ngãi, người xây dựng và phát triển thương hiệu Vua Tỏi Lý Sơn chia sẻ: "Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ bí OaQua Hòa Vang không chỉ tăng cường năng suất sản xuất của nông dân, mà còn đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa và đặc biệt là chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp.

Đà Nẵng: Nông dân phấn khởi xuống giống Bí OaQua Hòa Vang - Ảnh 4.

Ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy huyện Hòa Vang (đội mũ) tham gia xuống giống bí tại cánh đồng 19/8. Ảnh: T.N.

Tôi hi vọng dự án sẽ đem lại một sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, góp phần vào sự phát triển nông nghiệp bền vững, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương".

Đà Nẵng: Nông dân phấn khởi xuống giống Bí OaQua Hòa Vang - Ảnh 5.

Dự án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bí OaQua Hòa Vang sẽ giúp tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao năng lực sản xuất, tiến tới xây dựng vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn.... Ảnh: T.N.

Công ty Cổ phần Hải đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi là đơn vị cung ứng giống cây trồng, vật tư và ký cam kết liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, giúp nông dân Hòa Vang có một sản phẩm nông nghiệp phát triển bền vững. Theo ước tính của công ty, trung bình mỗi vụ người nông dân sẽ có thu nhập đạt khoảng 250 triệu đồng/ha.

Đà Nẵng: Nông dân phấn khởi xuống giống Bí OaQua Hòa Vang - Ảnh 6.

Toàn cảnh chương trình xuống giống, ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bí OaQua Hòa Vang. Ảnh: T.N.

Theo ông Nguyễn Kế Hiệp – Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Khương, trên diện tích đất sản xuất kém hiệu quả, xã đã cải tạo phân vùng chuyên canh bí và phối hợp với các đơn vị liên quan để cấp mã vùng trồng, nhận diện thương hiệu, logo, bao bì, giá trị sản phẩm.

Đà Nẵng: Nông dân phấn khởi xuống giống Bí OaQua Hòa Vang - Ảnh 7.

Ba hộ nông dân trồng chuyên canh bí lấy quả có xuất xứ từ Nhật Bản với diện tích 2ha. Ảnh: T.N.

Đà Nẵng: Nông dân phấn khởi xuống giống Bí OaQua Hòa Vang - Ảnh 8.

Từ đó, việc bà con sản xuất thành công sẽ là cơ hội để nhân rộng diện tích vùng trồng trên địa bàn xã nói riêng, huyện Hòa Vang nói chung, tạo nên sản phẩm mang thương hiệu bí OaQua Hòa Vang, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, khai thác hiệu quả đất nông nghiệp....

Đà Nẵng: Nông dân phấn khởi xuống giống Bí OaQua Hòa Vang - Ảnh 9.

Ước tính mỗi vụ bí, nông dân sẽ thu nhập khoảng 250 triệu đồng/ha. Ảnh: T.N.

Nông dân Đà Nẵng phấn khởi xuống giống bí OaQua ở Hòa Vang - Ảnh 10.

Chuẩn bị xuống giống bí với diện tích 12.800m2, nông dân Nguyễn Lương Bảy (70 tuổi) hào hứng nói: "Trước đây tôi trồng nhiều loại rau, quả nhưng chất lượng cũng như giá cả không ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy, khi được địa phương tạo điều kiện để trồng giống bí mới mang thương hiệu bí OaQua Hòa Vang thì tôi rất phấn khởi. Toàn bộ quy trình sản xuất đều tuân thủ đúng quy định, có cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi, bí có chất lượng cao và được công ty bao tiêu toàn bộ nên không lo được mùa mất giá hay được giá mất mùa".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem