Nông sản núi thứ thiệt theo quang gánh ra phố

TRỌNG BÌNH Thứ bảy, ngày 11/07/2015 06:30 AM (GMT+7)
Theo đôi quang gánh truyền thống của những phụ nữ dân tộc Khmer ở An Giang, những nông sản miền núi ít "đụng hàng" như măng núi, đường thốt nốt, me khô, rau rừng... đến với chợ phố và rất được lòng người mua nhờ độ tươi mới và “chất lượng trung thực”.
Bình luận 0

Không đụng hàng

“Đôi gánh truyền thống” có 2 chiếc gọng, 2 chiếc xề và một chiếc đòn gánh, tất cả đều làm bằng tre, thứ tre núi khá nhẹ nhưng rất dẻo bền. Chị Neang Sóc Phanl, ở ấp An Thuận, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn từ hơn 5 năm nay mưu sinh bằng nghề gánh nông sản núi cho biết: “Trời hửng sáng tôi đã có mặt tại chợ Mỹ Bình, TP.Long Xuyên để mưu sinh. Mỗi ngày trừ chi phí lời được chừng 70.000 – 80.000 đồng”.

img
 Chị Neang Sóc Phanl thường gánh hàng bán dọc theo các khu phố ở TP. Long Xuyên. Ảnh: Trọng Bình
Đôi gánh hàng của chị Phanl khá đơn giản nhưng toàn những thứ ít “đụng hàng” nào là: Me núi, me khô, đường thốt nốt, măng núi…

 

TP.Long Xuyên và thị xã Châu Đốc (An Giang) đang ngày càng có nhiều phụ nữ Khmer gánh hàng từ vùng miền núi xuống bán. Ông Chau Rương- Trưởng ấp An Thuận (xã Châu Lăng, Tri Tôn) cho biết: Trước đây, dạng hàng gánh này chỉ có ở các chợ vùng nông thôn 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên. Nắm bắt nhu cầu mua hàng đặc sản của khách hàng ở phố thị ngày càng tăng nên ngày càng có nhiều phụ nữ Khmer “gánh” hàng sản vật trên núi về phố bán.

Không có hàng giả hàng gian

Quan điểm

Ông Chau Rương
  Nhiều phụ nữ Khmer giỏi lắm, họ gánh hàng xuống tận thị xã, thành phố bán để cho có tiền lời nhiều hơn, nhiều người trở thành lao động chính trong gia đình.... 
“Ở đây có nhiều phụ nữ giỏi lắm, họ gánh hàng xuống tận thị xã, thành phố bán để cho có tiền lời nhiều hơn, nhiều người trở thành lao động chính trong gia đình, chỉ riêng trong ấp tôi có vài ba chục người như vậy” - ông Chau Rương cho hay.

 

Theo những khách hàng mua hàng gánh này thì hàng hóa bán gánh có tuyển chọn sẵn, dễ mua và quan trọng nhất là chất lượng luôn trung thực, không có hàng gian giả. “Đường thốt nốt của họ gánh bán dù không nhãn mác nhưng nó là hàng chính gốc, được mua từ những người nấu đường ở quê, không pha trộn, luôn mới và thơm ngon” - anh Văn Em, một khách hàng nhận xét.

Đúng là hàng hóa gánh này thường là những đặc sản xứ núi như: Măng rừng (măng le, măng tầm vông), su núi, tiêu núi, rau rừng, nước thốt nốt, đường thốt nốt… tất cả đều tươi mới và có “chất lượng trung thực”.

Chị Neang Út, một phụ nữ chuyên gánh hàng bán ở chợ Bình Khánh, TP.Long Xuyên chia sẻ: “Thu nhập tuy không cao nhưng ổn định. Chỉ bán một buổi thôi, còn một buổi về chăm sóc gia đình, nên cũng thuận lợi cho chị em phụ nữ”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem