Nuôi con đặc sản trên đất khô cằn, thu trăm triệu đồng

Trương Định Thứ năm, ngày 18/02/2016 14:25 PM (GMT+7)
“Hiện nay, trung bình mỗi con heo rừng xuất chuồng có giá từ 140.000 đồng/kg, trứng đà điểu có giá từ 200.000 đồng/quả. Rồi nhiều nguồn thu khác từ bồ câu, thỏ… sau khi trừ chi phí 2 vợ chồng mỗi năm thu về khoảng 70 triệu đồng”- bà Thủy cho biết.
Bình luận 0

Trên đồi cát khô cằn, bà Hồ Thị Thuỷ, thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát (Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư nhiều con đặc sản có giá trị như đà điểu, heo rừng, thỏ… Nhờ sự cần cù, chịu khó học hỏi, áp dụng khoa học, kỹ thuật nên mỗi năm vợ chồng bà Thủy lãi ròng hơn 100 triệu đồng.

img

Bà Hồ Thị Thủy giới thiệu khu nuôi thỏ sinh sản của gia đình.   T.Đ

Khu đất cát khô cằn của gia đình bà Thủy rộng 3ha. Ban đầu vợ chồng bà trồng thử nghiệm nhiều loại cây trồng, hoa màu khác nhau với mong muốn cải thiện thu nhập nhưng đều thất bại. “Từ năm 2000, với đồng vốn ít ỏi, gia đình tôi đã tìm hiểu và đầu tư chăn nuôi đà điểu, nhím, thỏ, heo rừng… đều là những loại vật nuôi mới ở địa phương…”-bà Thủy thổ lộ.

Để phát triển chăn nuôi bền vững và thu lợi nhuận, vợ chồng bà Thủy đã mày mò kiến thức chăn nuôi trên từng trang sách, tờ báo và chương trình dạy nghề nông thôn trên tivi. Bà Thủy, cho hay, trong chăn nuôi, bà coi trọng việc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, chuồng trại chăn nuôi của gia đình luôn thông thoáng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, mỗi vật nuôi đều chia thành từng khu riêng biệt.

Lúc mới khởi nghiệp, số lượng heo rừng tại gia trại của vợ chồng bà Thủy chỉ có vài con, đến nay tổng đàn đã tăng lên hàng chục con, đà điểu từ 2 cặp giống tăng lên 4 cặp đang trong quá trình sinh sản. Ngoài ra, gia đình bà Thủy còn đầu tư nuôi thỏ, chim bồ câu… để cải thiện thêm thu nhập.

“Hiện nay, trung bình mỗi con heo rừng xuất chuồng có giá từ 140.000 đồng/kg, trứng đà điểu có giá từ 200.000 đồng/quả. Rồi nhiều nguồn thu khác từ bồ câu, thỏ… sau khi trừ chi phí 2 vợ chồng mỗi năm thu về khoảng 70 triệu đồng”- bà Thủy cho biết.

Ông Mai Đình Chung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cát Hiệp cho biết: “Mô hình chăn nuôi của gia đình bà Hồ Thị Thủy đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương lúc nông nhàn. Hiện nay, nhiều hộ hội viên, nông dân trong và ngoài xã cũng đang quan tâm, tham quan, học hỏi từ mô hình chăn nuôi con đặc sản của vợ chồng bà Thủy. Với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương thì việc chăn nuôi các con đặc sản là hướng đi phù hợp…”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem