Ông Hồ Xuân Hùng – Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam: TH đang sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất

Tố Loan Thứ sáu, ngày 29/03/2019 11:37 AM (GMT+7)
Ngay từ khi cuộc cách mạng 4.0 chưa trở nên rầm rộ, nhiều doanh nghiệp đã đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất. Tập đoàn TH là một trong những đơn vị như thế. Để hiểu rõ hơn về những lợi thế có được từ CNC của doanh nghiệp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam.
Bình luận 0

Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ứng dụng CNC vào sản xuất, TH đã tạo cho mình một vị thế riêng, theo ông, điều gì khiến TH trở nên khác biệt so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực?

Tôi đánh giá cao việc Tập đoàn TH ứng dụng CNC vào sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi, chế biến sữa. Tập đoàn này đã ứng dụng thành công những công nghệ sản xuất tiên tiến từ Israel – đất nước nổi danh với NNCNC.

TH ứng dụng CNC ở hầu hết các khâu sản xuất của mình, từ việc nhân giống đến khâu chăm sóc đàn bò, cho ăn đến vắt, bảo quản rồi chế biến sữa… đều được áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất của thế giới.

Điểm khác biệt đầu tiên khiến sản phẩm sữa tươi sạch TH True Milk “không đụng hàng” với những nhãn hiệu sữa khác của Việt Nam nằm ở khâu vắt và bảo quản sữa.

Bò được tắm nắng và làm mát trước khi vắt sữa hoàn toàn tự động bằng 4 núm vú chân không. Mỗi con bò đều được đeo chíp điện tử.

Sữa sau khi vắt xong sẽ được chuyển đến bình thu gom sữa trung gian bằng hệ thống đường ống i-nox qua một quy trình nghiêm ngặt, không hề có vi khuẩn xâm nhập vào sữa.

Tập đoàn TH cũng đã hoàn thiện việc thực hiện bộ tiêu chuẩn về hữu cơ là EC 834-2007 và EC 889-2008; rồi tiêu chuẩn Mỹ (USDA-NOP).

Điểm khác biệt thứ hai, cũng chính là điểm tôi “chấm” cao nhất cho doanh nghiệp này là họ áp dụng cả những công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải để đảm bảo vệ sinh môi trường. Tôi được biết doanh nghiệp đã đầu tư gần 50 tỷ đồng để xây dựng hệ thống tự chảy và hệ thống máy tách phân bò theo công nghệ của Mỹ.

Theo đó, phần chất rắn thu được trong quá trình chăn nuôi sẽ được đưa về sản xuất phân vi sinh. Lượng phân lỏng được bơm vào hệ thống Biogas, với 3 hầm Biogas có công suất hữu hiệu hơn 61.000m3, công suất thiết kế 1.500m3/ngày đêm, TH hiện đang sở hữu hệ thống hầm Biogas lớn nhất khu vực Đông Nam Á cho tới thời điểm này.

img

 Trang trại hiện đại của TH.

Được biết, Tập đoàn TH sẽ không chỉ dừng lại ở sản xuất, chế biến và tiêu thụ sữa sạch mà còn lấn sân 

Cuộc cách mạng 4.0 không phải là “thẻ bài” để giúp tất cả các doanh nghiệp thành công, thậm chí có thể là cái bẫy “4 không” nếu doanh nghiệp không hội tụ đủ các yếu tố sau đây: tư liệu sản xuất (đất dai, nhà xưởng, máy móc thiết bị); nguồn lao động trình độ cao; công nghệ mới phù hợp; thông tin minh bạch, rõ ràng.
Ông Hồ Xuân Hùng

sang nhiều mảng khác như rau sạch, rau an toàn, ông đánh giá thế nào về hướng đi này của TH, thưa ông?

Tôi còn nhớ khi TH bắt đầu triển khai lắp đặt hệ thống nhà kính để sản xuất rau củ quả sạch, nhiều chuyên gia lo ngại rằng với chi phí vốn bỏ ra quá lớn (cả chục triệu USD cho 10ha nhà kính) thì không biết khi nào TH mới thu hồi lại được vốn? Và liệu có trụ vững hay không?

Cho đến nay, khi các sản phẩm rau sạch của TH đang mang về khoảng 45 tỷ đồng/năm thì tôi nghĩ những người e ngại đã có câu trả lời của riêng mình. Cũng giống như sản xuất, chế biến sữa, không chỉ có công nghệ mà TH còn có một đội ngũ chuyên gia đến từ Israel giúp họ quản lý, vận hành và chuyển giao công nghệ.

Theo ông, các doanh nghiệp học được gì từ kinh nghiệm của những người đi tiên phong như TH?

Điều đầu tiên là phải làm sạch, đã là NNCNC thì không thể có sản phẩm bẩn.

Thứ hai là cân nhắc lựa chọn trước khi áp dụng công nghệ từ nước ngoài.

Thứ ba là phải liên kết với nông dân và mang lại lợi nhuận cho nông dân.

Thứ tư, như tôi đã nói ở trên cần minh bạch thông tin.

Chân thành cảm ơn ông! 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem