“Phép màu” Việt Nam

Bạch Dương Thứ bảy, ngày 18/07/2020 06:00 AM (GMT+7)
Nhỏ bé nhưng kiên cường, Việt Nam đang ghi những dấu ấn đáng nhớ trên bản đồ y khoa thế giới với những thành công đáng kinh ngạc. Đó là sự phục hồi thần kỳ của bệnh nhân phi công người anh nhiễm Covid - 19 (bệnh nhân số 91); đó là ca tách dính song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi vừa qua…
Bình luận 0

Và "phép màu" tách dính song sinh

Sau 14 giờ phẫu thuật căng thẳng, hai bé gái song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi dính nhau vùng bụng chậu, chung đại tràng, hậu môn đã được tách dính thành công, một lần nữa khẳng định những nỗ lực vượt bậc của y tế Việt Nam.

Được phát hiện dính nhau từ trong bào thai, Diệu Nhi còn suy tim kéo theo nguy cơ tử vong của Trúc Nhi từ khi chưa chào đời. Với sự kiên cường, nỗ lực của cha mẹ bé và đội ngũ bác sĩ, 33 tuần, "song Nhi" chào đời thành công với vùng bụng chậu dính liền. Sau 13 tháng kiên trì nuôi dưỡng, các bác sĩ quyết định tái tạo cuộc đời mới, riêng biệt, độc lập cho hai bé. Ca đại phẫu đã kéo dài từ sáng sớm đến tối muộn ngày 15/7/2020.

“Phép màu” Việt Nam - Ảnh 1.

Ca mổ tách hai bé song sinh. Ảnh: P.V

Thành công của bệnh nhân 91 là minh chứng cho sự đoàn kết, tập trung trí tuệ, tâm sức của đội ngũ y sĩ, bác sĩ Việt Nam. Trong quá trình điều trị 116 ngày cho bệnh nhân 91, Bộ Y tế đã tổ chức 6 lần hội chẩn quốc gia, 4 lần thay đổi phác đồ điều trị và ở mỗi một giai đoạn các y, bác sĩ đã đưa ra những giải pháp mới phù hợp với diễn tiến sức khỏe bệnh nhân.

TS-BS Trương Quang Định- Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố chia sẻ: Khoảnh khắc lo lắng nhất là lúc kẹp mạch máu và tách bé ra. Lo lắng vì hai bé sống với nhau suốt 13 tháng, chỉ cần chích thuốc bé kia là bé này có biểu hiện liền. Ngoài ra, hai bé có chung đường tiêu hóa, chung đường tiết niệu, vùng chậu dính với nhau.

"Song sinh dính nhau, do đó chỉ có một cơ quan duy nhất. Ví dụ khi phân chia đường tiêu hóa cho cả hai bé, chúng tôi khá lo lắng phải phân chia như thế nào và phân chia được hay không. Và cuối cùng điều may mắn là ca phẫu thuật đã thành công, sức khỏe hai bé hiện đang ổn định"- bác sĩ Định nói.

32 năm trước, GS Trần Đông A là trưởng kíp mổ, phẫu thuật viên chính trong ca tách cặp song sinh dính vùng bụng chậu Việt - Đức lịch sử. 32 năm sau, một lần nữa ông được chứng kiến một ca phẫu thuật tách dính bụng chậu cực hiếm.

GS Trần Đông A xúc động chia sẻ: "32 năm trước, tôi đã trải qua ca mổ vào thời kỳ khó khăn nhất của đất nước khi mà từ chỉ khâu, kháng sinh, thuốc sát trùng da đều không có. Việt, Đức khi đó chỉ có 3 chân, dính bụng chậu. Đức còn bại não. Trước ca này, chưa có nước nào dám mổ một ca tách dính có một bé bại não trong thời gian lâu như vậy. Chúng ta đã dám thực hiện và đã thành công. 32 năm sau, tôi lại được tham gia một ca mổ khó và hiếm, chứng kiến các học trò của mình mổ ca song sinh dính bụng chậu có 4 chân. Mặc dù xác định đây là ca mổ khó khăn, nhưng nếu ai ở vị trí của tôi đều sẽ cảm thấy rất hạnh phúc".

Kỳ tích của ngành y Việt Nam

Trước đó, ngành y tế Việt Nam đã tạo dấu ấn đáng kinh ngạc trong cuộc chiến chống đại dịch Covid- 19. Trong đó nổi bật là ca bệnh thứ 91 – phi công người Anh.

Ngày 18/3, bệnh nhân 91 được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong tình trạng sốt cao liên tục, suy hô hấp nặng. Kết quả chụp X-quang phổi cho thấy phổi bị tổn thương mô kẽ, phế nang lan tỏa hai phế trường. Đỉnh điểm là ngày 13/5, kết quả chụp CT-Scanner cho thấy, toàn bộ 2 lá phổi của bệnh nhân bị xơ hóa, đông đặc, chỉ còn hoạt động khoảng 10%. Nhưng, bằng trí tuệ, y đức và tình người, đội ngũ y sĩ, bác sĩ Việt Nam quyết không buông bỏ bệnh nhân. Và rồi sự quyết tâm, nỗ lực của các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và cả hệ thống y tế Việt Nam đã được đền đáp khi bất ngờ ngày 18/5, kết quả chụp CT lần 2 cho thấy phổi của bệnh nhân 91 đã hồi phục 20-30%.

Như một "phép màu", phổi của bệnh nhân cũng đã hồi phục gần như 100%, thận và các chỉ số khác trở về ngưỡng bình thường... Ngày 3/7/2020 là một cột mốc rất đáng nhớ với bệnh nhân 91 và cả Việt Nam khi căn cứ kết luận hội chẩn quốc gia bệnh nhân số 91 được chính thức công bố khỏi bệnh Covid-19 có thể ra viện và không cần cách ly.

Theo PGS - TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), thành công của bệnh nhân 91 là minh chứng cho sự đoàn kết, tập trung trí tuệ, tâm sức của đội ngũ y sĩ, bác sĩ Việt Nam. Trong quá trình điều trị 116 ngày cho bệnh nhân 91, Bộ Y tế đã tổ chức 6 lần hội chẩn quốc gia, 4 lần thay đổi phác đồ điều trị và ở mỗi một giai đoạn các y, bác sĩ đã đưa ra những giải pháp phù hợp với sức khỏe bệnh nhân.

"Để giữ được mạng sống cho bệnh nhân này, Bộ Y tế đã huy động tất cả chuyên gia đầu ngành trong các ngành truyền nhiễm, hô hấp, hồi sức, huyết học, phục hồi chức năng… với nhiều cuộc hội chẩn cấp quốc gia, dốc toàn lực của ngành để cứu sống bệnh nhân. Đây cũng có thể được coi là trường hợp bệnh nhân đặc biệt chưa từng có trong tiền lệ y tế Việt Nam"-PGS - TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

PGS-TS-BS Phạm Thị Ngọc Thảo - Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ: "Nam phi công là trường hợp rất đặc biệt, y văn thế giới không nhiều ca.Thời điểm đó, chúng tôi sử dụng loại thuốc kháng đông đặc hiệu không phải Heparin. Trong đêm, chúng tôi quyết định sử dụng thuốc khác vì màng ECMO đông liên tục. Đây là ca đầu tiên sau 2 giờ khi thực hiện phương ECMO, màng đông cứng, trong khi không phải kíp bình thường có thể thay màng lọc được. Chúng tôi phải tiến hành thay màng để bệnh nhân không ngưng tim. Trong 57 ngày, chúng tôi đã thay 7 màng ECMO. Đây là ca quá đặc biệt của thế giới". 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem