Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên (Quảng Nam): Khẳng định chất lượng sản phẩm OCOP trên thị trường trong nước, quốc tế

Trương Hồng Thứ bảy, ngày 23/09/2023 10:34 AM (GMT+7)
Huyện Duy Xuyên tăng cường đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sắc thường niên gắn với văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp vùng, địa phương và quốc tế.
Bình luận 0

Ngày 23/9, bên lề "Ngày hội khởi nghiệp, chuyển đổi số, kết nối việc làm và giao thương sản phẩm OCOP, du lịch huyện Duy Xuyên năm 2023" với chủ đề "Quê lụa - khởi tạo, sẽ chia cùng cộng đồng", ông Đặng Hữu Phúc - Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã chia sẻ với Dân Việt về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm nông nghiệp (OCOP).

Sản phẩm OCOP ở Duy Xuyên khẳng định trên thị trường

Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Duy Xuyên đã đạt được những kết quả như thế nào?. Ông có thể giới thiệu một số sản phẩm tiêu biểu đã được công nhận sao OCOP và các sản phẩm tiềm năng có thể xây dựng thành sản phẩm OCOP trong thời gian tới?.

- Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện OCOP, UBND huyện Duy Xuyên đã tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp và đạt được những kết quả mong đợi.

Quảng Nam: Duy Xuyên đưa sản phẩm OCOP khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế - Ảnh 1.

Ông Đặng Hữu Phúc - Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên giới thiệu về sản phẩm OCOP của huyện Duy Xuyên. Ảnh: T.H

 Lãnh đạo huyện Duy Xuyên giới thiệu về sản phẩm OCOP.

Khi triển khai chương trình, huyện đã chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP đặc trưng địa phương có thương hiệu; các ngành chức năng, địa phương ưu tiên phát triển những sản phẩm có vùng nguyên liệu đặc trưng, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân địa phương.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường. Từng bước tăng cường liên kết bền vững, khả năng truy xuất nguồn gốc giữa chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP với vùng nguyên liệu.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, từ năm 2018 đến nay, Duy Xuyên có 17 sản phẩm được cấp tỉnh công nhận hạng sao OCOP, trong đó có 4 sản phẩm 4 sao, 13 sản phẩm 3 sao; trong năm 2023 tiếp tục có 9 sản phẩm tham gia chương trình, 5 sản phẩm mới, 3 sản phẩm đánh giá lại, 1 sản phẩm nâng cấp.

Đặc biệt, trong năm 2023, có 5 sản phẩm tham gia chương trình OCOP; các sản phẩm mang tính đặc trưng về nguyên liệu, văn hóa địa phương. Hiện nay, Hội đồng đánh giá cấp huyện đã tiến hành đánh giá phân hạng sản phẩm đối với các sản phẩm tham gia chương trình năm 2023 và hoàn thiện các thủ tục theo quy định để công nhận các sản phẩm đạt hạng sao.

Quảng Nam: Duy Xuyên đưa sản phẩm OCOP khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế - Ảnh 3.

Ngày hội khởi nghiệp, quản bá sản phẩm của huyện Duy Xuyên nhằm hướng tới mục tiêu đưa sản phẩm OCOP của Duy Xuyên đến với khách hàng. Ảnh: T.H

"Việc phát triển du lịch gắn với các sản phẩm OCOP xác định là giải pháp quả trọng nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm OCOP.

Trong thời gian qua huyện đã tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quảng bá bằng nhiều hình thức, kênh truyền thông đối với các sản phẩm có tiềm năng gắn với du lịch địa phương như, nước mắm Duy Trinh (làng nghề nước mắm Duy Hải), khăn lụa Mã Châu (làng nghề Dệt Mã Châu), sen sấy khô Trà Lý (đồng sen Trà Lý); gạo tím than lò gạch cũ (Lò gạch cũ, Duy Vinh)... vì vậy các địa điểm này đã được rất nhiều khách du lịch biết đến, thăm quan, du lịch.

Bên cạnh đó, Ban quản lý di sản Mỹ Sơn đã xây dựng một điểm bán sản phẩm OCOP bước đầu đã đem lại hiệu quả quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP đến các du khách trong và ngoài nước", ông Phúc chia sẻ.

Quảng Nam: Duy Xuyên đưa sản phẩm OCOP khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế - Ảnh 4.

Sản phẩm nước mắm Duy Trinh (làng nghề nước mắm Duy Hải) là sản phẩm OCOP của huyện Duy Xuyên. Ảnh: T.H

Ông Phúc nhấn mạnh thêm, để tăng cường đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sắc thường niên gắn với văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp vùng, địa phương và quốc tế; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch trọng điểm.

Trong thời gian qua, các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện tham gia nhiều hội chợ triển lãm lớn như, "Ngày hội sản phẩm Quảng Nam tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2023"; Chương trình quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng - Đà Nẵng 2023; "Sắc màu Việt Nam" tại Hà Nội…tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyền thông, quảng bá sản phẩm OCOP trên các phương tiện truyền thông...

Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực sản xuất, quản lý các ngành chức năng phối hợp tổ chức cho các chủ thể được tham gia đầy đủ các lớp đạo tạo, tập huấn chuyên ngành về nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng quản trị; đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; kỹ năng về thiết kế bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm; sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, tăng cường sử dụng và khai thác thương hiệu cộng đồng các sản phẩm từ khu vực nông thôn.

Quảng Nam: Duy Xuyên đưa sản phẩm OCOP khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế - Ảnh 5.

Du khách đến với ngày hội khởi nghiệp huyện Duy Xuyên. Ảnh: T.H

"Việc áp dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm trên địa bàn đã từng bước được chủ thể đầu tư, hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP.

Việc sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, hình thành các sản phẩm OCOP đặc trưng, chất lượng và an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường; xây dựng các mô hình phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị", ông Phúc chia sẻ.

Quảng bá sâu rộng về sản phẩm OCOP trên truyền thông

Để tiếp tục nghiên cứu, phát triển sản phẩm OCOP là sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của huyện, Duy Xuyên chỉ đạo các ngành chức năng, đại phương tập trung thực hiện các giải pháp nào?.

- Huyện đang tập trung phát triển các sản phẩm là đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn; các sản phẩm mới hình thành dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ, được chế biến, chế biến sâu từ sản phẩm đặc sản, nguyên liệu địa phương.

Quảng Nam: Duy Xuyên đưa sản phẩm OCOP khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế - Ảnh 6.

Quảng Nam: Duy Xuyên đưa sản phẩm OCOP khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế - Ảnh 7.

Ông Đặng Hữu Phúc - Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên nhấn mạnh, cần mở rộng việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP trên phương tiện truyền thông và hướng đến mục tiêu sàn điện tử. Ảnh: T.H

Theo đó, hướng dẫn chuẩn hoá quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm tham gia chương trình theo bộ tiêu chí OCOP; xây dựng và quản lý đồng bộ, hiệu quả thương hiệu OCOP Việt Nam (nhãn hiệu chứng nhận); tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ, nâng cao hình ảnh, khả năng nhận diện và giá trị sản phẩm OCOP trên thị trường; xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo từng địa phương.

Quảng Nam: Duy Xuyên đưa sản phẩm OCOP khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế - Ảnh 8.

Huyện Duy Xuyên sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với chuỗi liên kết giá trị sản phẩm OCOP. Ảnh: T.H

"Đặc biệt, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, trong đó truyền thông đa phương tiện về chương trình OCOP; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm.

Số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị OCOP, gắn với giám sát - chứng thực của công tác quản lý nhà nước; hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về chương trình OCOP.

Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với chuỗi liên kết giá trị sản phẩm OCOP; tập trung phát triển các điểm quảng bá, giới thiệu, bán hàng OCOP và trung tâm OCOP cấp huyện và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm sau khi được đánh giá phân hạng.

Xin chân thành cảm ơn ông!


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem