Phóng sự ảnh: Xe ngựa vùng Bảy Núi

Lê Gia Bảo Thứ bảy, ngày 08/08/2015 10:28 AM (GMT+7)
Bảy Núi - An Giang là một vùng bán sơn địa nằm giữa hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, cũng là nơi duy nhất ở ĐBSCL còn khoảng 50 xe ngựa đang hoạt động phục vụ nông, lâm nghiệp và làm dịch vụ du lịch đưa khách đi tham quan danh lam thắng cảnh ở vùng Thất Sơn này.
Bình luận 0

Xe ngựa Bảy Núi chủ yếu để chở người và hàng hóa từ các phum sóc xuống các phố huyện và chở hàng công nghệ phẩm từ thị trấn ngược lên các xã miền núi. Mỗi chiếc xe ngựa có thể chở từ 500 - 800 kg hàng hóa, đặc biệt là lúa gạo, trái cây, kèm thêm vài ba người. Xe ngựa là phương tiện truyền thống, lâu đời, trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của vùng đất Thất Sơn này.

Ông Danh Thanh Dũng, cán bộ phụ trách công tác văn xã xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên cho biết trước năm 1975 Vĩnh Trung có trên 100 chiếc xe ngựa. Nay số xe ngựa chỉ còn không đáng kể. Ngoài ra tại các xã như An Hảo,  An Cư, Văn Giáo, Tân Lợi cũng còn khoảng 40 chiếc, hầu hết là của đồng bào người Khmer.

Nhiều người lo ngại một ngày nào đó, những chiếc xe ngựa vùng Bảy Núi sẽ cùng chung số phận với những chiếc cối xay lúa, cối giã gạo và chày giã bàng lần lượt sẽ đi vào “viện bảo tàng” vì các phương tiện cơ giới đang dần thay thế loại xe ngựa thô sơ này.

img

Hiện nay vùng Bảy Núi – An Giang còn khoảng 50 xe ngựa đang hoạt động. Ngoài phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe ngựa tham gia dịch vụ phục vụ lễ hội và đưa rước du khách đi tham quan du lịch ở vùng núi đồi Thất Sơn.

img

Xe ngựa còn thay thế cho cả xe hơi, phục vụ đưa rước dâu trong đám cưới của đồng bào Khmer An Giang, tạo nên nét văn hóa độc đáo của vùng này.

img

Bảy Núi đã trở thành đô thị miền núi văn minh và lịch sự, là điểm đến của nhiều tour du lịch sinh thái tuyệt vời nhờ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và nét văn hóa đặc sắc, nổi bật là lễ hội đua bò và hoạt động của loại hình xe ngựa trên vùng Bảy Núi.

img

img

Từ xa xưa, đa số bà con người dân tộc Khmer trên vùng Bảy Núi - An Giang đã sống bằng nghề nông - lâm kết hợp và thường xuyên chở nông sản thực phẩm, gia súc, cây củi ra chợ mua bán, trao đổi. Phương tiện phổ biến nhất gắn liền với cuộc sống nơi đây là chiếc xe bò và xe ngựa. Gần một thế kỷ trôi qua, bà con hai huyện miền núi vùng Bảy Núi đã gắn bó mật thiết với con bò và con ngựa, cũng như người đồng bằng sông nước gắn với hình ảnh con trâu và chiếc xuồng.

img

Chất củi lên xe ngựa.

img

Có lẽ miền Tây hiện nay chỉ vùng Bảy Núi là còn sót lại những chiếc xe ngựa với kiểu dáng thô sơ. Khác với xe ngựa ở các nơi là có thùng cây, mui và chỗ dựa chắc chắn, xe ngựa vùng Bảy Núi do người Khmer chế ra rất đơn giản, mui trần, bánh cây, không tay vịn.

img

Xe ngựa ở đây phải  lên, xuống dốc núi đồi, đôi khi còn phải băng qua những đoạn đường đất đá chênh vênh nên kiểu dáng xe ngựa nơi đây rất thấp, nhỏ, gọn để tiện dụng bất cứ nơi nào.

img

Ông Thạch Seul ở xã Vĩnh Trung , huyện Tịnh Biên – An Giang cho biết, gia đình chỉ có 2 con ngựa được xem là của cải của gia đình ông.

img

Vào những ngày lễ tết và hội hè, nhất là lễ hội vía Bà, vía Phật Thầy Tây An, du khách đổ về vùng Núi Cấm sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy những chiếc xe ngựa chất lỉnh kỉnh đầy trái cây, rau củ, gia súc và các sản vật núi rừng chạy lộc cộc trên những hương lộ kèm theo những tiếng nhạc ngựa dồn dập từ xa.

img

Bình quân một xe ngựa vào mùa vụ có thể kiếm tiền từ trở thuê khoảng 150.000 -200.000 đồng/ngày.

img

Xe ngựa lưu thông trên đường cùng với các phương tiện xe máy.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem