Phóng xạ từ thảm họa Fukushima không gây ra ung thư?

Thứ tư, ngày 10/03/2021 12:55 PM (GMT+7)
Một hội đồng khoa học của Liên Hợp Quốc đã xác nhận vào hôm thứ 3 rằng, bức xạ từ thảm họa Fukushima năm 2011 ở Nhật Bản không làm tăng tỷ lệ ung thư, đồng thời họ cũng cho biết tỷ lệ gia tăng ung thư tuyến giáp ở trẻ em là do ảnh hưởng của các quy trình xét nghiệm chụp chiếu.
Bình luận 0
Phóng xạ từ thảm họa Fukushima không gây ra ung thư? - Ảnh 1.

Thảm họa Fukushima không làm tăng tỷ lệ ung thư?

Thảm họa Fukushima là vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất kể từ sau thảm họa Chernobyl. Một trận động đất và sóng thần mạnh 9,0 độ richter đã làm tê liệt nhà máy Fukushima Dai-ichi, và hơn 160.000 cư dân phải chạy trốn khỏi phóng xạ bị rò rỉ trong không khí.

Sau thảm họa Chernobyl, những người sống gần nhà máy đã bị nhiễm iốt phóng xạ do sử dụng sữa nhiễm độc. Hiểu được mức độ nguy hiểm của phóng xạ, các nhà chức trách Nhật Bản đã ngay lập tức có những hành động hiệu quả bao gồm cả việc sơ tán để giảm đáng kể mức độ phơi nhiễm.

Hai ngày trước lễ tưởng niệm 10 năm thảm họa, Ủy ban Khoa học của Liên hợp quốc về Ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử (UNSCEAR), bao gồm 52 nhà khoa học từ 27 quốc gia, đã công bố bản cập nhật cho báo cáo năm 2014, dựa trên dữ liệu đến cuối năm 2019.

"Mức phóng xạ đo được trên thực tế đã giảm và có thể so sánh với các ước tính trước đây của Ủy ban Khoa học," UNSCEAR cho biết trong một tuyên bố.

"Do đó, Ủy ban đưa ra quyết định rằng việc tiếp xúc với phóng xạ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe là chưa đủ cơ sở khẳng định".

Phóng xạ từ thảm họa Fukushima không gây ra ung thư? - Ảnh 2.

Một trận động đất và sóng thần mạnh 9,0 độ richter đã làm tê liệt nhà máy Fukushima Dai-ichi, và hơn 160.000 cư dân phải chạy trốn khỏi phóng xạ bị rò rỉ trong không khí.

Tuy nhiên, trên thực tế đã có sự gia tăng về ung thư tuyến giáp ở trẻ em.

Tuyến giáp - một tuyến ở cổ sản xuất hormone - là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi iốt phóng xạ tập trung ở đó. Đặc biệt, trẻ em lại là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Từ năm 2011 đến 2015, hơn 300.000 người từ 18 tuổi trở xuống ở khu vực Fukushima đã được sàng lọc ung thư tuyến giáp bằng thiết bị siêu âm có độ nhạy cao, UNSCEAR cho biết, tiết lộ 116 trường hợp đã chắc chắn hoặc nghi ngờ bị ung thư.

Một nghiên cứu sử dụng thiết bị tương đương ở ba tỉnh không bị nhiễm phóng xạ từ Fukushima cho thấy tỷ lệ u nang và nốt tuyến giáp - những dấu hiệu của ung thư - cao bằng tỷ lệ trong đợt kiểm tra ở Fukushima.

UNSCEAR thông tin thêm: "Dựa trên các bằng chứng hiện có, sự gia tăng mạnh mẽ về số trẻ em bị phơi nhiễm mắc ung thư tuyến giáp không phải là kết quả của việc phơi nhiễm bức xạ."

"Đúng hơn, chính những quy trình chụp chiếu X-Quang, cắt lớp... cùng với việc sử dụng các thiết bị siêu nhạy đã khiến tuyến giáp trở nên bất thường, phần nào đó dẫn đến nguy cơ ung thư".

Lê Phương (Reuters)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem