Phú Thọ: Cận cảnh "đất vàng" trị giá nghìn tỷ đồng của Thép Sông Hồng

Quang Dân Thứ hai, ngày 07/03/2022 14:08 PM (GMT+7)
Tài sản lớn nhất của Công ty Thép Sông Hồng hiện là Quyền sử dụng đất hơn 10 ha, có vị trí “đắc địa” tại phố Đoàn Kết, P. Bạch Hạc, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Bình luận 0

Như Dân Việt đã thông tin, Dữ liệu Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết, CTCP Thép Sông Hồng, một thành viên của Tổng CTCP Sông Hồng (UpCOM: SHG) đang tiến hành các thủ tục giải thể công ty.

Trước đó, vào tháng 11/2021, Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với CTCP Thép Sông Hồng sau khi xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị.

Điều này đồng nghĩa, sau hơn 15 năm "sống lay lắt" và "chết lâm sàng", Thép Sông Hồng đang chính thức được "khai tử".

Đến cuối quý II/2020, tổng tài sản của Thép Sông Hồng trên sổ sách kế toán hơn 344 tỷ đồng; vay nợ quá hạn khoảng 420 tỷ đồng được thế chấp bởi hàng hóa (thép và sản phẩm thép). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tài sản lớn nhất của Thép Sông Hồng hiện là lô đất "vàng" 10ha, 1 mặt giáp sông Hồng 2 mặt tiền đường ở Phố Đoàn Kết, P. Bạch Hạc, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Câu hỏi đặt ra rằng, nếu Thép Sông Hồng được "khai tử", số phận tài sản là quyền sử dụng đất hơn 10 ha sẽ được xử lý như thế nào? Và vốn của cổ đông là các doanh nghiệp có vốn nhà nước có bị mất không?

Phú Thọ: Cận cảnh "đất vàng" trị giá nghìn tỷ đồng của Thép Sông Hồng - Ảnh 1.

Toàn cảnh lô đất hơn 10 ha được dùng làm nhà xưởng của Thép Sông Hồng, có vị trí “đắc địa” tại phố Đoàn Kết, P. Bạch Hạc, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Quang Dân.

Phú Thọ: Cận cảnh "đất vàng" trị giá nghìn tỷ đồng của Thép Sông Hồng - Ảnh 2.

Đây cũng là địa điểm đặt nhà máy Thép Sông Hồng và Nhà máy Thép Shinkanto. Nhà máy Thép Sông Hồng chính thức đi vào hoạt động vào ngày 17/1/2009 có tổng mức đầu tư 234,058 tỷ đồng; công suất 180 nghìn tấn/năm; công nghệ Đài Loan và Nhật Bản lò nung hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường; được lập trình và hoạt động tự động từ khâu nhận-nạp phôi, nung trám làm nguội và đóng gói sản phẩm. Ảnh: Quang Dân.

Phú Thọ: Cận cảnh "đất vàng" trị giá nghìn tỷ đồng của Thép Sông Hồng - Ảnh 3.

Năm đầu tiên sau khi nhà máy đi vào hoạt động, năm 2009, Thép Sông Hồng ghi nhận sản lượng sản xuất 81.500 tấn, tiêu thu 66.500 tấn, doanh thu 724 tỷ đồng. Sản lượng sản xuất, tiêu thụ nhảy vọt vào năm 2010, qua đó ghi nhận doanh thu 1.439 tỷ đồng. Ảnh: Quang Dân.

Phú Thọ: Cận cảnh "đất vàng" trị giá nghìn tỷ đồng của Thép Sông Hồng - Ảnh 4.

Dù vậy, ở thời điểm cuối năm 2010, Thép Sông Hồng ghi nhận lỗ sau thuế kỷ lục 132,5 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh thụt lùi kéo dài đến những năm sau. Ảnh: Quang Dân.

Phú Thọ: Cận cảnh "đất vàng" trị giá nghìn tỷ đồng của Thép Sông Hồng - Ảnh 5.

Đến năm 2013, TCT Sông Hồng quyết định tái cơ cấu Thép Sông Hồng theo hướng tăng vốn và giảm tỷ lệ sở hữu. Đến cuối năm 2015, Tổng công ty Sông Hồng cho biết Thép Sông Hồng đã tăng vốn điều lệ từ 120 tỷ lên 310 tỷ đồng. Đáng chú ý, thời điểm Thép Sông Hồng tăng vốn cũng là lúc công ty này ghi nhận sự tham gia của cổ đông mới là Công ty CP Đầu tư phát triển Việt Thành. Ảnh: Quang Dân.

Phú Thọ: Cận cảnh "đất vàng" trị giá nghìn tỷ đồng của Thép Sông Hồng - Ảnh 6.

Với sự tham gia của Việt Thành vào Thép Sông Hồng, hoạt động sản xuất kinh doanh của Thép Sông Hồng không những không được cải thiện, tài sản nhà xưởng kho bãi hơn 10 ha đất sạch ở ví trí đắc địa nằm phơi sương gió, mà Tổng Công ty Sông Hồng còn bị giảm vốn, mất quyền phủ quyết tại đây. Ảnh: Quang Dân.

Phú Thọ: Cận cảnh "đất vàng" trị giá nghìn tỷ đồng của Thép Sông Hồng - Ảnh 7.

Tại thời điểm cuối năm 2021, ghi nhận của PV Dân Việt cho thấy toàn bộ nhà máy đã bị bỏ không, hoang tàn. Nhiều thiết bị máy móc đã bị xuống cấp vì lâu không đưa vào sử dụng. Ảnh: Quang Dân.

Phú Thọ: Cận cảnh "đất vàng" trị giá nghìn tỷ đồng của Thép Sông Hồng - Ảnh 8.

Theo chia sẻ của người dân xung quanh nhà máy, hiện chỉ có bảo vệ thay nhau trông coi cơ sở vật chất tại khi đất này. Ảnh: Quang Dân.

Phú Thọ: Cận cảnh "đất vàng" trị giá nghìn tỷ đồng của Thép Sông Hồng - Ảnh 9.

Như vậy, sự góp mặt của Việt Thành trong quá trình tái cơ cấu không cứu nổi Thép Sông Hồng. Cùng với khối tài sản cùa Thép Sông Hồng, 'kinh nghiệm' của những người đứng đầu Việt Thành, việc tham gia vào game thép của Việt Thành với mục đích là thép hay đất, đang được dư luật đặt dấu hỏi ? Ảnh: Quang Dân.

Phú Thọ: Cận cảnh "đất vàng" trị giá nghìn tỷ đồng của Thép Sông Hồng - Ảnh 10.

Theo khảo sát của PV Dân Việt, giá đất xung quanh khu vực này hiện đang giao động ở mức 10 -11 triệu đồng/m2. Với 10 ha đất, khối tài sản này của Thép Sông Hồng có giá trị đến 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Quang Dân.



 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem