Quảng Trị: Dự án treo 15 năm, người chết “không được” vào nhà

Ngọc Vũ Thứ hai, ngày 29/08/2016 14:14 PM (GMT+7)
Năm 1996, dự án xây dựng cầu vượt đường sắt Đông Hà (TP.Đông, Hà, Quảng Trị) được khởi công, đến năm 2001 thì hoàn thành. Từ đó đến nay hàng chục hộ dân khu phố 9, phường 1 (TP.Đông Hà) sống ở khu vực dưới chân cầu phải chịu cảnh khổ sở, chui dưới gầm cầu vào nhà.
Bình luận 0

Thậm chí, theo phản ánh của nhiều bà con, mùa mưa nhiều hộ bị cô lập vì nước hai bên thành cầu thường chảy mạnh, cống thoát kém nên bị đọng thành vũng lớn, ngập sâu.

Theo quy hoạch, sau khi xây dựng cầu vượt đường sắt xong thì hai bên chân cầu sẽ được xây dựng hai con đường nhựa rộng 6m. Nhiều lần cơ quan chức năng đã cắm mốc lộ giới, kiểm kê tài sản của dân… nhưng con đường vẫn chỉ nằm trên quy hoạch giấy.

Cũng vì vậy, suốt 15 năm nay hàng chục hộ dân phải chui gầm cầu để vào nhà. Những ngôi nhà nằm trong khu vực treo chật chội, thấm dột, mưa nước ngập, nắng bụi, rác bay vào nhà… Có những ngôi nhà nằm sát ngay mép đường. Nhiều vụ tai nạn đã xảy ra, xe ô tô tai nạn lao từ trên cầu vượt xuống làm sập nhà dân, may mắn không ai thiệt mạng. Những đứa trẻ con phải học hành trong căn nhà nhỏ, bụi, nóng.

Theo người dân ở đây, với những căn nhà không có lối đi, ma chay, đám đình đều phải đặt tạm ở nhà hàng xóm, người chết chẳng được vào nhà, cảnh tượng quá xót thương.

Xung quanh vấn đề này, trả lời báo chí, chính quyền thành phố Đông Hà cho rằng đường chưa làm là do chưa có vốn vì tiền giải phóng mặt bằng cao. Tuy nhiên, nhiều người dân lại nói rằng họ chỉ mong muốn có con đường, không cần đền bù, nếu nhà nước không đủ vốn thì Nhà nước và nhân dân cùng làm. Người dân cũng kiến nghị chỉ cần làm đường 3m, không cần 6m như quy hoạch để tiết giảm chi phí.

img

Vì dự án treo nên 15 năm nay nhiều hộ dân khu phố 9, phường 1 phải chui gần cầu vượt đường sắt Đông Hà để vào nhà

img

Người dân cho biết, gầm cầu là tụ điểm hút, chích của các con nghiện, cứ sáng ra là người dân lại thấy ống tiêm đầy máu vương vãi nên họ phải rào chăn gầm cầu.

img

 Mốc giới để làm đường 6 mét kẹp hai bên thành cầu đã được quy hoạch, đo đạc nhiều lần nhưng đường thì chẳng thấy đâu.

img

 Nhiều căn nhà sập sệ sắp đổ sụp vẫn tồn tại, không thể tu sửa vì đất đang nằm trong quy hoạch.

img

Lối vào số nhà 106 – Lê Duẩn của bà Lê Thị Sen chỉ vừa lọt một người qua. Cho nên, cách đây 3 năm con trai của bà Sen qua đời nhưng bà phải đặt quan tài con ở quán sửa xe nhà bên cạnh để làm đám tang. “Con chết mà không được ở trong nhà, đau lắm chú ơi” – bà Sen khóc.  Cửa kính nhà bà Sen thường xuyên bị vỡ vì xe chạy trên cầu làm chấn động mạnh, rung lắc.

img

Nhà bà Sen cũng bị nứt toác nhiều chổ vì chấn động của xe cộ lưu thông trên cầu

img

Nhà thấp nên nỗi lần xe tải chạy qua mang theo luồng gió lớn thổi vào nhà gây bụi bặm, mái tôn dễ bị tốc nên bà Sen phải dùng lốp ô tô đè lại

img

Ngôi nhà nhỏ, sập sệ của bà Sen có đến 12 người là con, cháu của bà cùng chung sống. Có lần, vụ tai nạn xảy ra khiến chiếc xe ô tô lao từ trên cầu vượt đổ ụp xuống nhà bà Sen. Vì vậy, những đứa trẻ đang sống, học tập trong căn nhà “đau thương” có nguy cơ sẽ phải gánh đau thương. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem