Đặc sản của vùng núi Tây Bắc được coi là Đông trùng hạ thảo của Việt Nam

N.A (TH) Thứ ba, ngày 03/10/2023 19:11 PM (GMT+7)
Được mệnh danh là “đông trùng hạ thảo” của Việt Nam, sâu chít được cho là "thần dược" có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe đối với cả nam và nữ giới nên được nhiều người tìm mua, mặc giá đắt đỏ.
Bình luận 0

Sâu chít - Loài đặc sản Tây Bắc khiến nhiều người giật mình, không phải ai cũng dám thử

Sâu chít hay còn gọi là sâu song, sâu thau,... là ấu trùng của bướm Brihaspa atrostigmella, loài sâu này có nhiều ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, sống ký sinh trên thân cây chít, cây le hay cây đót vào mùa đông.

Đặc sản của vùng núi Tây Bắc được coi là Đông trùng hạ thảo của Việt Nam - Ảnh 1.

Sâu chít được ví như đông trùng hạ thảo của người Việt.

Sâu chít có màu vàng ngà, dài khoảng 3.5cm, có nhiều vào mùa đông, chúng cắn đụt thân cây làm cây ngừng sinh trưởng. Khi hết mùa đông, vào mùa lá, chồi cây sẽ mọc lại giống như hiện tượng của đông trùng hạ thảo. Loại sâu này có nhiều giá trị dinh dưỡng, nhiều người còn ví von nó như là đông trùng hạ thảo của Việt Nam.

Người dân Tây Bắc thường tìm bắt loài sâu chít này vào tháng 11 và 12, chẻ đôi thân cây để bắt sâu chít, vào những tháng khác số lượng sâu ít hơn hai tháng này. Hiện nay tại nước ta cũng có một số đơn vị nuôi cấy sâu chít với đông trùng hạ thảo để phân phối trên thị trường.

Sâu chít tuy có vẻ ngoài làm nhiều người e dè nhưng hương vị của nó lại thơm ngon khó cưỡng. Sâu chít sau khi chế biến có vị béo ngậy, thơm ngon và căng mộng nên khiến nhiều người đã ăn một lần là nhớ mãi không quên.

Đặc sản của vùng núi Tây Bắc được coi là Đông trùng hạ thảo của Việt Nam - Ảnh 2.

Sâu chít tươi có hình dạng khá khác biệt với nhiều loại sâu khác.

Hiện nay sâu chít tươi nguyên ngọn được bán trên thị trường với giá khoảng từ 160.000 - 180.000 đồng cho một bó sâu chít 100 ngọn, từ 950.000 đồng - 1,1 triệu đồng/kg với loại sâu đã chẻ tách sâu và khoảng 3-4 triệu đồng/kg đối với sâu sấy khô.

Sâu chít có thể chế biến được thành nhiều món ngon

Sâu chít rang lá chanh

Sâu chít rang lá chanh là một món ngon phổ biến với cách chế biến khá đơn giản. Sâu chít rang có vị béo ngậy, lá chanh thơm lừng hòa quyện cùng gia vị đậm đà vô cùng thơm ngon. Đây là một món ăn có thể dùng để ăn cơm, ăn chơi hay dùng để nhâm nhi khi uống bia đều rất hợp lý.

Đặc sản của vùng núi Tây Bắc được coi là Đông trùng hạ thảo của Việt Nam - Ảnh 3.

Sâu chít rang lá chanh

Cháo sâu chít

Cháo sâu chít rất nhiều dưỡng chất, giúp chữa còi xương, suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Bạn có thể dùng sâu chít tươi hay khô để nấu cháo, có thể nghiền nhỏ sâu chít nếu em bé nhà bạn còn quá nhỏ. Nếu đang tìm một món ăn bổ dưỡng cho con thì bạn có thể tham khảo món sâu chít nấu cháo.

Đặc sản của vùng núi Tây Bắc được coi là Đông trùng hạ thảo của Việt Nam - Ảnh 4.

Cháo sâu chít

Sâu chít ngâm rượu

Sâu chít ngâm rượu có mùi thơm đặc trưng, vô cùng bổ dưỡng và thơm ngon. Rượu sâu chít có thể giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường sinh lý ở nam giới. Có lẽ chính vì lẽ đó mà rượu sâu chít được nhiều người yêu thích và sử dụng.

Đặc sản của vùng núi Tây Bắc được coi là Đông trùng hạ thảo của Việt Nam - Ảnh 5.

Sâu chít ngâm rượu

Sự thật sâu chít bổ thận, tráng dương

Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam trả lời: Sâu chít là ấu trùng của một loài côn trùng, hay sống trong thân cây chít vào cuối thu đầu đông, cắn đục thân cây làm cây ngừng sinh trưởng. Sâu chít có nhiều tên gọi khác nhau, được xem như một đặc sản ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Sơn La, Điện Biên, Hà Giang…

Đến nay chưa có công trình khoa học nào khẳng định sâu chít có tác dụng tăng cường sinh lý. Nhưng nhiều nam giới vẫn tin vào công dụng cường dương, tráng khí của loài ấu trùng này.

Đặc sản của vùng núi Tây Bắc được coi là Đông trùng hạ thảo của Việt Nam - Ảnh 6.

Sâu chít được ví như đông trùng hạ thảo của người Việt.

Theo quan điểm của Đông y, sâu chít có vị cam, tính ấm, có tác dụng bổ phế, ích thận, tráng dương khí, an thần, được dùng để chữa chứng thận âm dương lưỡng hư. Ví dụ như người có triệu chứng nóng sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, đau thắt lưng, mỏi gối, tiểu đêm, yếu sinh lý, liệt dương, di tinh, hoạt tinh. 

Sâu chít cũng được sử dụng chữa các bệnh ở can phế như ho, suyễn, thổ huyết. Đông y cũng coi sâu chít có tác dụng bổ dưỡng trong chứng thận dương suy vi... Có lẽ vì tốt cho thận nên nhiều người tin rằng sâu chít sẽ bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực.

Một nghiên cứu của Viện Y học cổ truyền Quân đội về tác dụng của sâu chít trên chuột cống cho thấy trong sâu chít có nhiều protein với các axit amin thiết yếu, vitamin và các vi khoáng… giúp phục hồi tổn thương cấu trúc các cơ quan trong cơ thể nói chung và cơ quan sinh sản nói riêng của chuột.

Kết quả, khi chuột đực uống bột sâu chít khô toàn phần làm tăng trọng lượng mào tinh vào túi tinh. Hàm lượng testosterol chuột cống đực tăng từ 5,084 lên 17,55nmol/L. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ dừng lại trên chuột. 

Sâu chít dùng làm thực phẩm bằng cách chế biến các món xào, chiên rán. Phổ biến nhất là ngâm rượu hoặc làm một vị thuốc trong các bài thuốc Đông y. 

Tuy nhiên, trường hợp ăn sâu chít như bạn miêu tả là do bạn dị ứng với sâu chít hay phản vệ quá mẫn dạng nhẹ. Có rất nhiều trường hợp đã sốc phản vệ với sâu chít vì đây là loại côn trùng giàu protein. Khi chế biến nếu các axit amin không được phân cắt hoàn toàn sẽ trở thành dị nguyên. Người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng nhẹ hoặc thậm chí khó thở, sẩn phù da, mặt. Có trường hợp chỉ uống vài chén rượu sâu chít vẫn có biểu hiện khó thở, co giật và hôn mê.

Đặc sản của vùng núi Tây Bắc được coi là Đông trùng hạ thảo của Việt Nam - Ảnh 7.

Hiện các nhà chuyên môn chưa rõ về tác dụng bổ thận tráng dương của sâu chít nhưng bạn có nguy cơ cao bị sốc phản vệ khi ăn thực phẩm này.

Những người có tiền sử dị ứng nhộng ong, nhộng tằm, trứng kiến, sâu cọ hoặc tôm, cua, ốc, ếch, ba ba, cá da trơn... tốt nhất không nên dùng loại thực phẩm có sâu chít.

Khi sử dụng sâu chít, bạn nên lựa chọn những loại còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Nếu là rượu cần ngâm đủ 100 ngày. 

Nếu chế biến làm thức ăn, người nấu cần ngâm, thả côn trùng vào nước muối ấm, nước vôi nhì. Cách làm này giúp côn trùng thải hết chất độc trong ruột, tại các tuyến ngoại tiết, chất bẩn bám trên thân côn trùng, để ráo nước, đun chín kỹ và ăn ngay sau khi chế biến.

Lưu ý, việc ngâm rượu sâu chít hay các loại côn trùng khác đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ dị ứng. Với đông nam y, sâu chít là 1 vị thuốc, do vậy nên dùng đúng liều và lượng chỉ định của người có chuyên môn hoặc có kinh nghiệm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem