Sau cúng ông Công ông Táo năm 2019, rút tỉa chân hương ngày nào?

Hạ Anh (tổng hợp) Thứ ba, ngày 29/01/2019 10:38 AM (GMT+7)
Sau lễ cúng ông Công ông Táo năm 2019, nhiều gia đình sẽ rút tỉa chân hương (nhang) dọn bàn thờ đến chuẩn bị đón Tết. Vậy ngày nào các gia chủ rút tỉa chân hương chuẩn nhất?
Bình luận 0

Sau cúng ông Công ông Táo, rút tỉa chân hương ngày nào?

Lễ cúng ông Công ông Táo là bắt đầu cho mùa Tết truyền thống của người Việt. Sau lễ cúng tiễn ông Táo lên châu Trời các gia đình sẽ tất bật soạn sửa, mua sắm đồ chuẩn bị Tết. Đặc biệt, trong quan niệm của người Việt một nghi lễ quan trọng không kém các lễ cúng thần linh đó là rút tỉa chân hương (rút tỉa chân nhang), lau dọn bàn thờ.

Chuyên gia phong thủy, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Cung Hà cho biết: “Cả 1 năm thờ cúng, người ta thường ít động vào bàn thờ vì sợ động bàn thờ. Ngày 23, ông Công ông Táo  lên Thiên đình thì nhân việc ông đi vắng người ta tranh thủ dọn dẹp lại bàn thờ”.

Vì vậy, theo phong tục tập quán của người Việt Nam việc rút tỉa chân hương (nhang), dọn dẹp bàn thờ Thần Tài, Gia tiên có thể bắt đầu từ 23 tháng Chạp tới 30 tháng Chạp. Việc rút chân hương vào ngày nào còn tùy thuộc vào phong tục của địa phương, vùng miền, và điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình.

Ví dụ như, vì điều kiện hoàn cảnh công việc của cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều gia đình, đặc biệt các gia đình trẻ, lễ rút tỉa chân hương thường được làm vào ngày 29 hay 30 Tết.

Hay như nhiều gia đình ở miền Bắc vẫn thực hiện rút tỉa chân hương cùng vào dịp lễ cúng ông Công ông Táo.

Rút tỉa chân hương (nhang) như thế nào?

Việc rút chân nhang không được tùy tiện, thích làm gì thì làm mà cần có văn khấn, thủ tục xin rút chân nhang để không làm ảnh hưởng tới bề trên cũng như cuộc sống của gia đình bạn nên bạn cần phải làm công việc này một cách tỉ mỉ và cẩn thận.

img

Việc rút tỉa chân hương (nhang), dọn dẹp bàn thờ Thần Tài, Gia tiên có thể bắt đầu từ 23 tháng Chạp tới 30 tháng Chạp. Ảnh: By

Theo chuyên gia phong thủy, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Cung Hà việc tỉa chân hương, lau chùi bàn thờ được thực hiện thật cẩn thận để chuẩn bị đón năm mới. Tùy theo tập tục địa phương có những nơi người ta đổ cái tro cũ trong bát hương để thay bằng tro mới, nhưng đa số người ta chỉ tỉa chân hương, lau chùi rồi tẩy uế sau đấy đặt nguyên như cũ.

Trong gia đình, ai cũng có thể rút chân nhang được, song nhiều gia đình cầu kỳ hơn còn chọn người để rút tỉa chân hương (nhang). Tuy nhiên, người được chọn tỉa chân hương phải là người có tâm thành kính nhất, chỉn chu, làm việc cẩn thận thì việc rút tỉa chân nhang sẽ trở nên tốt hơn, suôn sẻ hơn.

Trước khi thực hiện việc rút tỉa chân hương thì người được chọn cho công việc này nên tắm rửa sạch sẽ rồi mới thực hiện.

Bài văn khấn rút chân hương (nhang) bàn thờ Thần Tài

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật mười phương.Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………..

Ngụ tại:…………………….

Con xin tấu lạu quan Thần Tài, Thổ Địa đang cau quản tại địa chỉ:………….

Hôm nay là ngày……. Tháng ……….. năm,……. Con xin phép được bao xái lại bàn thờ các quan để cho sạch sẽ mong chư vị chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem